0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 01/08/2023 11:14 (GMT+7)

Người Việt chi gần 6 triệu USD nhập ngoại rau quả

Theo dõi KT&TD trên

Tính chung 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi khoảng 5,8 triệu USD để nhập khẩu rau quả từ châu Âu, tăng tới 98% so với cùng kỳ năm 2022. Tại các siêu thị, chợ truyền thống, mặt hàng nông sản nhập khẩu luôn được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, dù giá bán cao gấp nhiều lần nông sản trong nước.

Người Việt chi gần 6 triệu USD để ‘ăn nông sản’ nhập ngoại
Hoa quả nhập khẩu vẫn là mặt hàng được người Việt ưa chuộng dù giá cả cao gấp nhiều lần

Với niềm tin, rằng nông sản ngoại nhập luôn bảo đảm an toàn, có chất lượng tốt, có tem mác rõ ràng, nên dù giá cao hơn nhưng nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ, người dân tại Nghệ An vẫn thường xuyên lựa chọn các loại nông sản ngoại cho gia đình cũng như làm quà biếu tặng.

Theo đại diện Trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí VRC (Tp Vinh, Nghệ An), chị Trần Nhung, cho biết: “Dù không phải là kinh doanh trái cây, nhưng VRC thường xuyên sử dụng các loại trái cây nhập khẩu như cherry, táo, mận nhập từ Mỹ, Italy, New Zealand… bởi nhu cầu tiêu thụ của khách với các loại hoa quả này đều bán chạy”.

Anh Danh Thắng, chủ cửa hàng hoa quả nhập khẩu trên đường Hồ Tùng Mậu, Tp Vinh, cho rằng: “Tôi không biết ở các nơi khác buôn bán ra sao, nhưng tại Vinh, các loại hoa quả nhập khẩu đều bán rất tốt. Phần lớn các loại hoa quả nhập như Cherry, táo Mỹ lên đến vài trăm ngàn đồng/kg, nhưng vẫn luôn hút người mua”.

Trong khi đó, theo các siêu thị trên địa bàn Nghệ An, bên cạnh ưu tiên cung cấp nông sản đặc sản địa phương, thì mặt hàng nông sản ngoại chất lượng vẫn phải nhập thường xuyên. Các mặt hàng này thường được nhập chính ngạch, qua thủ tục kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc theo đúng quy định, do đó sản phẩm được khách hàng tin dùng.

Theo các tiểu thương, hiện nay nhu cầu tiêu tụ lớn nhất vẫn là Cherry, táo Mỹ… nhất là Cherry, vì đây đang là thời điểm chính vụ nên lượng nhập khẩu lớn, và nhu cầu đang tăng cao.

Báo cáo tháng 6/2023 của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn vừa được công bố, cho thấy Việt Nam đã chi khoảng 5,8 triệu USD (5 tháng đầu năm) để nhập khẩu rau quả từ châu Âu, tăng 98,6% so với tháng 5/2022 và cao hơn 1,7 triệu USD so với bình quân tháng của năm 2022. Trong đó, dẫn đầu là khoai tây với 1,7 triệu USD, tăng 77,9%; cherry 0,34 triệu USD, cao gấp 44,5 lần so với tháng 5-2022.

Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông sản, nếu vài năm trước, các sản phẩm trái cây ngoại chỉ mua tại hệ thống siêu thị lớn thì nay dễ dàng mua được ở cửa hàng, chợ truyền thống, siêu thị nhỏ. Không chỉ nhập khẩu từ các thị trường có thế mạnh về nông sản lâu nay như Mỹ, Australia, New Zealand, Việt Nam còn nhập khá nhiều trái cây như: nho Mẫu đơn, quýt chum Sunmo, đào Momo, xoài Ruby từ Nhật Bản, và nho sữa, lê nâu, cà chua mật ong… từ Hàn Quốc.

Thời gian qua, mặc dù một số mặt hàng nông sản Việt Nam đã từng bước chinh phục thị trường quốc tế, nhưng ở chiều ngược lại, mặt hàng nông sản trung và cao cấp từ các nước cũng cấp tập đổ vào Việt Nam do nhu cầu của người Việt vẫn chuộng nông sản nhập ngoại, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng ưu tiên cho nông sản, thực phẩm sạch.

Trong bối cảnh đó, để cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại, và lấy lòng được người tiêu dùng trong nước, nông sản Việt cần phải minh bạch hơn về nguồn gốc sản xuất, bảo đảm chất lượng, mẫu mã phải đẹp để theo kịp thị hiếu người dùng.

Thái Đạt

Bạn đang đọc bài viết Người Việt chi gần 6 triệu USD nhập ngoại rau quả. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.