0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 16/01/2025 15:27 (GMT+7)

Nghiêm cấm lợi dụng kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy để trục lợi

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân.

Nghiêm cấm lợi dụng kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy để trục lợi
Ảnh minh họa.

Nghiêm cấm lợi dụng công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy để trục lợi, gây khó khăn cho đơn vị được kiểm tra

Theo dự thảo, việc thực hiện công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:

a) Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, quy định tại Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Bảo đảm thống nhất trong tổ chức thực hiện công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy;

c) Nghiêm cấm lợi dụng công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Việc thực hiện nhiệm vụ thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:

a) Phân công cán bộ có năng lực phù hợp, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của Bộ Công an để thực hiện công tác thẩm định thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

b) Công tác tập huấn nghiệp vụ thẩm định thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm thường xuyên, kịp thời để đáp ứng yêu cầu công tác và nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện công tác này;

c) Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, đánh giá đúng năng lực, trình độ của cán bộ trong công tác kiểm tra nghiệp vụ thẩm định thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Công tác thường trực và kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Hoạt động thường trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo nguyên tắc tập trung mang tính chất của lực lượng vũ trang; tuân thủ quy định của pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và cấp trên;

b) Bảo đảm sẵn sàng lực lượng, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kịp thời;

c) Thời gian thường trực của Công an các đơn vị, địa phương thực hiện theo chế độ 24/24 giờ hằng ngày để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong mọi tình huống;

d) Công tác kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an toàn, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ trong đánh giá tình hình, kết quả công tác tại đơn vị được kiểm tra. Nghiêm cấm lợi dụng việc kiểm tra để trục lợi, cản trở, gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra.

Tổ chức trực 24/24 giờ, bảo đảm sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Dự thảo cũng quy định cụ thể về tổ chức trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Theo đó, trực chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm:

a) Tại Trung tâm Thông tin chỉ huy Bộ Công an: 01 đồng chí lãnh đạo Bộ;

b) Tại Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an cấp tỉnh: 01 đồng chí trong Ban Giám đốc;

c) Tại Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh: 01 đồng chí lãnh đạo Phòng;

d) Tại Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp huyện: 01 đồng chí chỉ huy cấp Đội;

đ) Tại Công an cấp xã: 01 đồng chí chỉ huy Công an cấp xã.

Trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, báo tình huống cứu nạn, cứu hộ:

a) Tại Trung tâm thông tin chỉ huy 114: mỗi ca trực bố trí tối thiểu 02 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có ít nhất 01 sĩ quan hoặc hạ sĩ quan có nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

b) Tại Bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của các đơn vị cấp Đội thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp huyện và Công an cấp xã mỗi ca trực bố trí tối thiểu 01 cán bộ, chiến sĩ.

Trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:

Cán bộ, chiến sĩ trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bố trí thành tổ trực tương ứng với đội hình chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ bản để điều khiển, vận hành, sử dụng các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đưa vào trực, cụ thể:

a) Đối với xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ bố trí mỗi xe 01 tổ gồm 01 Tổ trưởng và 05 chiến sĩ;

b) Đối với tàu chữa cháy bố trí mỗi tàu 01 tổ gồm 01 Tổ trưởng và 08 chiến sĩ;

c) Đối với ca nô chữa cháy, ca nô cứu nạn, cứu hộ bố trí mỗi ca nô 01 tổ gồm 01 Tổ trưởng và 06 chiến sĩ;

d) Đối với xuồng chữa cháy, xuồng cứu nạn, cứu hộ bố trí mỗi xuồng 01 tổ gồm 01 Tổ trưởng và 03 chiến sĩ;

đ) Đối với các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới khác, căn cứ tính năng tác dụng của phương tiện và thiết kế của nhà sản xuất thì bố trí mỗi phương tiện 01 tổ gồm 01 Tổ trưởng và số lượng chiến sĩ theo thiết kế của nhà sản xuất.

Về thời gian tổ chức ca trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, dự thảo quy định trực chỉ huy, trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được tổ chức một ca một ngày, bảo đảm trực 24/24 giờ.

Trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, báo tình huống cứu nạn, cứu hộ được tổ chức thành nhiều ca trực hằng ngày do Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào quân số và yêu cầu công tác chiến đấu của đơn vị quyết định.

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy phải được bảo dưỡng thường xuyên

Dự thảo yêu cầu phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được trang cấp phải bố trí đưa vào trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp cất giữ trong kho thì phải có phương án sẵn sàng sử dụng khi có lệnh điều động.

Các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đưa vào trực phải bảo đảm hoạt động, bảo đảm đồng bộ, đủ cơ số theo thiết kế của nhà sản xuất và phải sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho việc sử dụng.

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được quản lý, bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ bảo đảm sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bạn đang đọc bài viết Nghiêm cấm lợi dụng kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy để trục lợi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.
Chính sách tài khóa: Trợ lực đắc lực cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó lường, Bộ Tài chính đã chủ động triển khai hàng loạt chính sách tài khóa linh hoạt và kịp thời, không chỉ hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp mà còn thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2025.

Tin mới

Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.