0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 01/09/2023 15:47 (GMT+7)

Một bước chuyển biến quan trọng với Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị

Theo dõi KT&TD trên

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 2 - xây dựng Cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.

Một bước chuyển biến quan trọng với Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị
Trung tâm Đông Hà, thành phố tỉnh lỵ Quảng Trị cách Dự án Cảng hàng không Quảng Trị khoảng 6km về phía Nam.

Cảng hàng không Quảng Trị được xây dựng với tổng diện tích 265,372ha (chưa bao gồm diện tích đất khu quân sự là 51,2ha) tại địa bàn các xã Gio Quang, xã Gio Hải và xã Gio Mai thuộc huyện Gio Linh.

Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển chính trị, kinh tế, xã hội. Đồng thời, bảo đảm tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn; bảo đảm quốc phòng - an ninh của khu vực Trung bộ nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.

Cảng hàng không Quảng Trị được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn là Cảng hàng không cấp 4C (theo phân cấp của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO); có khả năng phát triển cho khai thác tàu bay code E; cho phép khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ theo quy hoạch tại Quyết định số 648/QĐ-TTg này 7/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ (khi có nhu cầu) và sân bay quân sự cấp II đáp ứng nhu cầu khai thác đến 5 triệu hành khách/năm và 25.500 tấn hàng hóa/năm.

Theo đó, quy mô đầu tư xây dựng các công trình hoàn thành trước năm 2026. Xây dựng các công trình cơ bản của Cảng hàng không Quảng Trị đáp ứng khai thác khoảng 500.000 hành khách/năm; gồm các công trình như: Khu bay, công trình đảm bảo hoạt động bay, công trình hạ tầng kỹ thuật khu mặt đất, các công trình phục vụ khu mặt đất…

Quy mô đầu tư xây dựng các công trình hoàn thành đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch và chủ trương đầu tư được phê duyệt. Thời gian thực hiện dự án 50 năm, trong đó thời gian chuẩn bị dự án và đầu tư xây dựng dự kiến 2 năm; thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn tối đa 47 năm 3 tháng theo hình thức hợp đồng BOT.

Dự án có tổng mức đầu tư 5.821,073 tỷ đồng; nguồn vốn được cơ cấu, vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp: 5.821,073 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 1.091,960 tỷ đồng, vốn vay tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác là 4.729,113 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T là nhà đầu tư đề xuất Dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị. Theo đó, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự kiến diễn ra từ quý III/2023, phấn đấu khởi công sân bay trong thời gian sớm nhất.

Được biết, tháng 12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2148/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị với tổng mức đầu tư 5.822,9 tỷ đồng, chia làm 2 dự án thành phần.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định: Xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị là dự án quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của khu vực. Theo đó, tỉnh Quảng Trị đã huy động cả hệ thống chính trị, tập trung mọi nguồn lực khẩn trương lập, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhằm sớm hoàn thành các thủ tục thực hiện đầu tư, đặc biệt là phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và sớm khởi công nhằm khẳng định Quảng Trị được kết nối bằng đường hàng không, rút ngắn khoảng cách đi lại. Vì thế, việc ban hành Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 2 - xây dựng Cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị là một động thái hết sức quan trọng đối với Dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị.

Bạn đang đọc bài viết Một bước chuyển biến quan trọng với Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.