0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 01/07/2023 08:11 (GMT+7)

Mê Linh (Hà Nội): Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng vùng

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 30/6, UBND huyện Mê Linh phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Mê Linh (Hà Nội): Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng vùng
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những kết quả, thành tựu mà huyện Mê Linh đã đạt được trong thời gian vừa qua.

Hội thảo có sự tham dự của ông Trịnh Đình Dũng – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Trần Ngọc Chính – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển Việt Nam; lãnh đạo Thành phố Hà Nội và huyện Mê Linh; cùng các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Huyện Mê Linh nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên trên 14.000ha. Huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã (16 xã, 2 thị trấn), với 99 thôn, tổ dân phố, dân số của huyện trên 250.000 người. Cơ cấu kinh tế của huyện: công nghiệp - xây dựng 87%; dịch vụ 6,4%; nông nghiệp 6,6%.

Mê Linh (Hà Nội): Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng vùng
Ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển Việt Nam trình bày tham luận tại Hội thảo.

Về hạ tầng kỹ thuật đô thị, huyện có Khu công nghiệp Quang Minh, diện tích 410ha, với trên 300 doanh nghiệp; Khu đô thị mới Mê Linh diện tích trên 2.300ha với 64 dự án phát triển đô thị và dịch vụ đã và đang triển khai. Về hạ tầng giao thông, trên địa bàn có đường Vành đai 3 (đường Võ Văn Kiệt) đi qua, từ Mê Linh đến sân bay Nội Bài khoảng 8km; có đường Trục trung tâm đô thị mới Mê Linh gắn kết Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Hiện nay, huyện Mê Linh đang được Thành phố quan tâm đầu tư các công trình hạ tầng giao thông lớn đi qua huyện: Đường Vành đai 4 (dài 11,2km) - cầu Hồng Hà; đường Vành đai 3,5 - cầu Thượng Cát; đường Tiền Phong - Tự Lập (mặt cắt 48m); đường Cảng Chu Phan - Quốc lộ 2; đường đê sông Hồng (dài 21km).

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Liêm - Bí thư Huyện ủy Mê Linh cho biết: Đảng bộ, chính quyền huyện Mê Linh xác định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện là nhiệm vụ chính trị quan trọng được ưu tiên hàng đầu, có vai trò dẫn dắt sự phát triển toàn diện các ngành, các lĩnh vực và định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội của địa phương; ngay sau khi UBND Thành phố ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo UBND huyện chủ động phối hợp chặt chẽ với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, đơn vị tư vấn và các cơ quan, đơn vị liên quan kế thừa những quan điểm định hướng phát triển còn phù hợp với tình hình thực tiễn đã được phê duyệt; đồng thời, bổ sung, phát triển những vấn đề mới trên cơ sở bám sát chủ trương của Trung ương, Thành phố.

Mê Linh (Hà Nội): Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng vùng
Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm phát biểu khai mạc Hội thảo.

Theo báo cáo phương án đề xuất quy hoạch vùng huyện Mê Linh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, trong bối cảnh kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh phát triển mạnh mẽ từng ngày, các Luật mới như Luật Quy hoạch 2019, Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng đã được ban hành, các bất cập trên là những nguyên nhân chính gây khó khăn trong quá trình khai thác, tìm kiếm nguồn lực đối với huyện Mê Linh trên con đường phát triển. Do vậy, việc lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là rất cần thiết và cấp bách.

Về quan điểm, quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh cần phải định hướng sự phát triển huyện Mê Linh gắn với sự phát triển của Thủ đô: Một là huyện Mê Linh là một phần của Thành phố mới tương lai (Thành phố trong thành phố); hai là quy hoạch huyện Mê Linh theo hướng lên thành quận sau năm 2025, theo kế hoạch được UBND Thành phố phê duyệt tại Kế hoạch 130/KH-UBND ngày 22/6/2020. Đồng thời, nghiên cứu mọi tiềm năng, lợi thế của huyện Mê Linh trong mối liên hệ vùng, tập trung nghiên cứu phát triển đô thị gắn với trục trung tâm là đường Vành đai 4 đi qua huyện 16km, làm động lực phát triển chính; nghiên cứu quy hoạch huyện Mê Linh phát triển hài hòa về đô thị, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái, dịch vụ, du lịch.

Phát biểu tại Hội thảo, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những thành tựu mà huyện Mê Linh đạt được trong thời gian vừa qua. Từ một huyện thuần nông nghiệp, đến nay đã trở thành một huyện có cơ cấu kinh tế công nghiệp là chủ yếu. Bên cạnh đó, nguyên Phó Thủ tướng cũng nêu một số lưu ý về định hướng phát triển của huyện như: Gắn phát triển công nghiệp, dịch vụ với phát triển đô thị; bảo tồn văn hóa truyền thống, chỉnh trang cải tạo các làng xã gắn với quá trình đô thị hóa; quy hoạch phải tôn trọng tính định hướng, tạo không gian phát triển và mang tính sáng tạo...

Hội thảo có sự tham gia và đóng góp ý kiến của đại diện các doanh nghiệp, tổ chức như: Tập đoàn Noble Hàn Quốc, Wimberly Allison Tong & Goo; Công ty Cổ phần Flamingo… các tổ chức tư vấn quy hoạch, cùng nhiều chuyên gia đầu ngành về quy hoạch kiến trúc.

Mê Linh (Hà Nội): Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng vùng
Toàn cảnh Hội thảo.

Các ý kiến xoay quanh những giải pháp thúc đẩy đô thị thông minh, thành phố sáng tạo trong nhiệm vụ quy hoạch thành phố phía Bắc sông Hồng trực thuộc Thủ đô; ý tưởng quy hoạch phát triển đô thị sinh thái thông minh Mê Linh gắn với các giá trị văn hóa; quy hoạch vùng huyện Mê Linh nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Mê Linh và Thủ đô Hà Nội…

Bên cạnh đó, các chuyên gia quy hoạch cũng nhận định: Với lợi thế về vị trí địa lý, Mê Linh sẽ đóng vai trò kết nối giữa Hà Nội với các khu vực trung tâm trong vùng Thủ đô, cần phải phát huy lợi thế này bằng hệ thống giao thông kết nối trong tương lai. Từ đó, giúp cho huyện có thể trở thành trung tâm phân phối, logistics liên quan đến cảng hàng không và hàng hóa tiêu dùng…

Bạn đang đọc bài viết Mê Linh (Hà Nội): Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng vùng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.