0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 05/06/2023 09:23 (GMT+7)

Lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp

Theo dõi KT&TD trên

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - Phạm Thanh Hà đã trình bày về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện tại.

Lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp - Ảnh 1

Theo đó, tại buổi họp báo ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 14-15% và đã phân bổ phù hợp cho từng tổ chức tín dụng. Đến hết tháng 5/2023, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022.

Tuy nhiên, nhìn lại cùng kỳ năm 2022 - tín dụng tăng xấp xỉ 8% so với cuối năm 2021, trong điều kiện điều hành chính sách tín dụng của NHNN không thay đổi, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%, năm nay nhích hơn một chút, từ 14 - 15% mà tín dụng tăng thấp, ông Hà cho rằng, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu hơn đáng kể so với năm ngoái.

Phó Thống đốc cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn trong đầu ra tiêu thụ nên thiếu đơn hàng, dẫn đến nhu cầu vay vốn mới để sản xuất giảm sút. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa phần gặp phải tình hình tài chính suy yếu, không có phương án khả thi nên chưa đáp ứng được điều kiện tiếp cận vay vốn của ngân hàng.

Tiếp đó là nguyên nhân liên quan đến tín dụng bất động sản do thị trường gặp khó khăn, ít có dự án mới được triển khai, thiếu hụt nguồn cung, giảm nhu cầu vay vốn lớn.

Trước tình hình này, theo ông Hà, ngành ngân hàng có giải pháp xác định tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Từ tháng Ba đến tháng Năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành. Số liệu thống kê gần đây cho thấy, lãi suất cho vay của các khoản vay mới bình quân là 9,07% (giảm 0,9% so với cuối năm 2022).

"Chúng tôi tin tưởng rằng lãi suất đang giảm và tiếp tục giảm trong thời gian tới," ông Hà nói.

Đối với khoản dư nợ hiện hữu, do khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ cho nên Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức triển khai chính sách này để hỗ trợ cho các dư nợ đã có đối với doanh nghiệp. Còn dư nợ mới, yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực cho vay đối với các khách hàng đủ điều kiện. Rõ ràng, hệ thống ngân hàng huy động vốn để cho vay, cho nên những khách hàng đủ điều kiện chắc chắn sẽ tiếp cận được vốn tín dụng.

Đối với dư nợ mới, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng tiếp tục tích cực cho vay nên doanh nghiệp, khách hàng nếu đủ điều kiện sẽ tiếp cận vốn tín dụng dễ dàng.

Ngoài các giải pháp trên, đại diện NHNN cho rằng việc tăng cường nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế là rất quan trọng. Do đó, các bộ ngành cần tiếp tục thúc đẩy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ và thị trường bất động sản, nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và nâng cao khả năng tài chính cũng như khả năng tiếp cận tín dụng.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá USD tăng mạnh, lần đầu chạm mốc 26.000 đồng
Sáng 3/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 24.854 đồng, tăng nhẹ 3 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán trong vùng 23.611 - 26.096 đồng 1 USD.
Chứng khoán giảm mạnh sau tin Chính phủ Mỹ áp thuế mới
Sáng nay, thị trường ngập trong sắc đỏ, VN-Index có tới gần 500 mã giảm giá, trong đó có 177 mã giảm sàn. Kết phiên sáng, chỉ số VN-Index rơi tự do mất hơn 82,28 điểm về ngưỡng 1.235,55 điểm. Chỉ số VN30 cũng mất hơn 85 điểm, HNX mất hơn 16 điểm về ngưỡng 221,37 điểm.

Tin mới

Giải mã lý do khiến nhà ở xã hội “mỗi nơi một giá”
Ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trước đây, nhà ở xã hội giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay giá bán đã tăng lên do liên quan dự toán, giá nhân công, chi phí vật liệu đầu vào tăng lên.
Xăng đồng loạt tăng gần 500 đồng/lít trong chiều 3/4
Bộ Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá xăng, dầu chiều 3/4, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giá đồng loạt. Trong đó, xăng E5 RON 92 tăng 341 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 495 đồng/lít; trong khi đó, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng đồng loạt ở mức từ 124 - 261 đồng/lít