0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 14/09/2023 13:28 (GMT+7)

Liên tục thua lỗ, Capitaland Tower vẫn hút 12.000 tỷ đồng từ trái phiếu, gấp 6,1 lần vốn chủ sở hữu

Theo dõi KT&TD trên

Công ty Capitaland Tower thu hút được 12.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu là điều bất ngờ trong thời gian qua dù liên tục thua lỗ và chỉ có 7 nhân sự. Giá trị các lô trái phiếu này cao gấp 6,1 lần vốn chủ sở hữu của Capitaland Tower.

Liên tục thua lỗ, Capitaland Tower vẫn hút 12.000 tỷ đồng từ trái phiếu, gấp 6,1 lần vốn chủ sở hữu
Capitaland Tower là chủ của tòa tháp văn phòng The Sun Tower tại khu phức hợp Ba Son, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nửa tháng hút 12.200 tỷ đồng từ kênh trái phiếu

Trong hơn nửa tháng 8/2023 (từ 25/7 - 11/8), Công ty TNHH Capitaland Tower (Công ty Capitaland Tower) đã phát hành thành công 4 lô trái phiếu tổng trị giá hơn 12.200 tỷ đồng. Khoản nợ trái phiếu này gấp 6,1 lần vốn chủ sở hữu Capitaland Tower.

Cả 4 lô trái phiếu này đều có mức lãi suất cố định rất thấp, chỉ 1%/năm. Kỳ hạn trái phiếu được doanh nghiệp này cho biết là 60 tháng và sẽ đáo hạn vào 25/7/2028. Tổ chức lưu ký cho 4 lô trái phiếu là Công ty CP Chứng khoán Kỹ thương Việt Nam (TCBS).

Tài sản đảm bảo cho 4 lô trái phiếu này là toàn bộ phần vốn góp với giá trị 2.070 tỷ đồng của tổ chức phát hành; Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án The Sun Tower; Toàn bộ động sản và quyền tài sản phát sinh từ và liên quan đến dự án The Sun Tower; Các tài sản bổ sung và/hoặc thay thế khác (nếu cần thiết) thuộc sở hữu của tổ chức phát hành và/hoặc (các) bên thứ ba.

The Sun Tower là tên thương mại của dự án công trình tòa nhà văn phòng, thương mại - dịch vụ Khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son (Landmark 60 Bason) do Capitaland Tower làm chủ đầu tư.

Quy mô nhân sự mỏng

Đáng chú ý, Capitaland Tower hút được hơn 12.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu dù quy mô nhân sự vô cùng khiêm tốn. Cụ thể, Capitaland Tower thành lập ngày 4/4/2016. Ban đầu chủ sở hữu của Capitaland Tower là tập đoàn bất động sản Singapore Capitaland. Ở thời điểm thành lập, vốn điều lệ của công ty chỉ là 4,48 tỷ đồng (220.000 USD). Chủ sở hữu công ty là CVH Cayman Holdings Limited.

Tới ngày 14/9/2016, vốn điều lệ công ty tăng vọt lên gần 1.609 tỷ đồng (khoảng 72 triệu USD). Tới ngày 27/3/2017, công ty tăng vốn là 2.070 tỷ đồng (tương đương 90 triệu USD).

Từ ngày 12/2/2018, Capitaland Tower là đầu tiên của người đại diện kiêm Tổng giám đốc người Việt là ông Lê Đức Phong. Sau nhiều lần thay đổi vốn, chủ sở hữu và dàn lãnh đạo, tới ngày 13/4/2023, tổng nhân sự của Capitaland Tower được xác định chỉ là… 7 người. Trước đó, trong khoảng thời gian rất dài, con số này chỉ 5 người.

Với quy mô nhân sự tinh gọn nhưng Capitaland Tower đã hút được 12.200 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong khoảng nửa tháng.

Thua lỗ triền miên

Không chỉ gây bất ngờ với quy mô nhân sự vô cùng khiêm tốn, Capitaland Tower còn khiến giới đầu tư ngạc nhiên vì bức tranh tài chính u ám của mình. Trong suốt thời gian dài, công ty liên tục thua lỗ thảm.

Cụ thể, trong giai đoạn 5 năm gần đây (2017-2021), Capitaland Tower chỉ có 2 năm phát sinh doanh thu là năm 2018 (2 tỷ đồng) và 2019 (7,1 tỷ đồng). Các năm còn lại, Capitaland Tower không phát sinh doanh thu.

Cho dù có doanh thu hay không, Capitaland Tower thường xuyên thua lỗ với các khoản lỗ lần lượt là 50 tỷ đồng (năm 2017), 630 tỷ đồng (năm 2018), 507 triệu đồng (năm 2019), 7,3 tỷ đồng (năm 2020), 322 triệu đồng (năm 2021).Trong khi thua lỗ triền miên, vốn giảm mạnh thì nợ của Capitaland Tower lại tăng tốc.

Tại ngày 31/12/2021, Vốn chủ sở hữu của Capitaland Tower là 1.381 tỷ đồng, giảm 610 tỷ đồng, tương đương 30,6% so với cuối năm 2017. Thế nhưng, Nợ phải trả lại tăng 7.774 tỷ đồng, tương đương 170% lên 12.346 tỷ đồng.

Hợp tác chặt chẽ với TCBS

Như đã nêu trên, dù quy mô nhân sự rất khiêm tốn và bức tranh tài chính u ám nhưng nhờ sự hỗ trợ từ TCBS, thành viên của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Capitaland Tower đã huy động được 12.200 tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn.

Đây không phải lần đầu tiên Capitaland Tower hợp tác chặt chẽ với hệ sinh thái Techcombank. Trước đó, Capitaland Tower đã vay vốn và cầm cố tài sản tại Techcombank. Trong năm 2020, Capitaland Tower đã ký nhiều hợp đồng với Techcombank. Tài sản đảm bảo là nhiều tài sản liên quan đến dự án The Sun Tower.

Đáng chú ý, bên nhận The Sun Tower là tài sản đảm bảo không chỉ có Techcombank mà còn có Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Elegance, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn, Công ty TNHH Bất động sản Minh Tân Hà Nội và hai pháp nhân bất động sản khác.

Bạn đang đọc bài viết Liên tục thua lỗ, Capitaland Tower vẫn hút 12.000 tỷ đồng từ trái phiếu, gấp 6,1 lần vốn chủ sở hữu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...