0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 02/08/2023 13:48 (GMT+7)

Làm rõ thông tin quận Hoàn Kiếm phải sáp nhập trong 2 năm tới?

Theo dõi KT&TD trên

Trong giai đoạn 2023- 2025, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo quy định, Hà Nội có 1 đơn vị hành chính cấp huyện (quận Hoàn Kiếm) và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.

Báo cáo tại hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính vừa diễn ra, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, giai đoạn 2019-2021, Thành phố đã sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 xã và 6 phường; không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp.

Trong giai đoạn 2023- 2025, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo quy định, Hà Nội có 1 đơn vị hành chính cấp huyện (quận Hoàn Kiếm) và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập. Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể và đề án sắp xếp đáp ứng yêu cầu; phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn tại địa phương, nhất là yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa…

Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội với 18 phường, rộng 5,29 km2, dân số gần 156.000. Đây là quận có diện tích nhỏ nhất Hà Nội, giáp quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và sông Hồng.

Xôn xao thông tin quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) thuộc diện phải sáp nhập trong 2 năm tới? - Ảnh 1
Hoàn Kiếm là quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô, có 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích nổi tiếng. (Ảnh minh họa)

Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000. Trong hai năm tới, các đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải sáp nhập.

Đối chiếu quy định này, quận Hoàn Kiếm đạt 100% tiêu chuẩn về dân số nhưng chỉ đạt 15% về diện tích nên thuộc diện phải sáp nhập.

Hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã và 579 đơn vị hành chính cấp xã 383 xã, 175 phường, 21 thị trấn.

Trao đổi bên lề Hội thảo góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi) sáng ngày 1/8, Phó vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) Nguyễn Hữu Thành cho biết, việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính dựa trên các tiêu chí tại nghị quyết số 1211 và nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tuy nhiên, ngoài tiêu chí đảm bảo dân số và diện tích tự nhiên thì vẫn phải xét tới yếu tố đặc thù như đã ổn định từ năm 1945; liên quan tới văn hóa, lịch sử dân tộc.

Đối với chủ trương sáp nhập quận Hoàn Kiếm, hiện mới chỉ được đánh giá trên tiêu chí là quy mô dân số và diện tích tự nhiên. Ngoài ra, các bộ ngành liên quan sẽ còn phải xem xét những yếu tố đặc thù khác về điều kiện giao thông, vị trí địa lý, truyền thống dân tộc, lịch sử.

Thực tế quận Hoàn Kiếm không đáp ứng đủ tiêu chí về diện tích tự nhiên theo quy định. Cụ thể, theo Nghị quyết 1211 của Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp quận phải có từ 150.000 người trở lên, rộng 35 km2 trở lên và 12 phường trực thuộc.

Trong khi đó, quận Hoàn Kiếm chỉ có 5,5 km2, quy mô dân số khoảng 155.000 người. Do đó, nếu một quận chỉ đạt 20% diện tích tự nhiên thì dân số phải đạt trên 200% thì mới không thuộc diện phải sắp xếp. Đó là chưa tính tới yếu tố lịch sử.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là báo cáo rà soát của Hà Nội về mặt chính sách, chưa phải là quyết định. Về quy trình, Hà Nội sẽ phải xây dựng phương án tổng thể và gửi Bộ Nội vụ xem xét, nghiên cứu. Sau khi Bộ duyệt phương án, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng phương án cụ thể hơn cho lộ trình sáp nhập.

Đánh giá về chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh - giảng viên Học viện Hành chính quốc gia Việt Nam cho rằng, việc này rất phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước theo tinh thần của nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản bộ máy hành chính.

Tuy nhiên, theo bà Oanh, phải có lộ trình riêng cho Hà Nội, bởi đây là thủ đô ngàn năm văn hiến, có rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học và bộ mặt của cả nước. Hà Nội không thể nằm ngoài chủ trương theo nghị quyết của Quốc hội, nhưng sẽ cần phải tính đến yếu tố cụ thể và yếu tố đặc thù cụ thể.

Nhấn mạnh quan điểm không ủng hộ sáp nhập quận Hoàn Kiếm, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết, trong các nghị quyết của Đảng và Trung ương, Hà Nội là thủ đô của cả nước. Còn quận Hoàn Kiếm là địa bàn mang đậm dấu ấn Thăng Long - Hà Nội, không thể phá đi dấu ấn đó bằng một quyết định sáp nhập.

Cũng theo ông Nghiêm, từ năm 1954, quận Hoàn Kiếm đã ổn định, là địa bàn rất đặc thù về lịch sử và văn hóa, do đó không nên đặt vấn đề sáp nhập quận mà nên giữ nguyên như hiện tại.

Hoàn Kiếm là quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô, có 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích nổi tiếng.

Điển hình là Quần thể di tích Hồ Gươm - đền Ngọc Sơn - đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (chùa Liên Trì), tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường 19-8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, chợ Đồng Xuân.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Làm rõ thông tin quận Hoàn Kiếm phải sáp nhập trong 2 năm tới?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bất động sản được đánh giá có nhiều diễn biến "nóng"
Từ lâu, bất động sản luôn được xem là “của để dành”, là kênh đầu tư an toàn và mang lại lợi nhuận bền vững theo thời gian, được ví von là “vững như vàng”. Tuy nhiên, sau những biến động mạnh mẽ của thị trường trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn trầm lắng.
Lộ diện trung tâm triển lãm Top 10 thế giới
Trung tâm Triển lãm Việt Nam - quy mô Top 10 thế giới, lớn nhất Đông Nam Á vừa được Tập đoàn Vingroup bàn giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để chuẩn bị cho công tác tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 ngày Quốc khánh, chỉ sau chưa đầy 10 tháng thi công thần tốc.

Tin mới

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.
Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.