0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 26/03/2025 06:19 (GMT+7)

Làm rõ phương án mở rộng 2 cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Nội Bài – Lào Cai

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm rõ phương án mở rộng 2 cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Nội Bài – Lào Cai để triển khai trong thời gian sớm nhất.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị VEC rà soát, báo cáo một số nội dung liên quan đến phương án đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và Dự án mở rộng đoạn Yên Bái – Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Từ đó làm cơ sở để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Làm rõ phương án mở rộng 2 cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Nội Bài – Lào Cai
Tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 245km, kết nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. (Ảnh: Kế Toại)

Bộ Xây dựng đánh giá, việc đề xuất huy động vốn của VEC cho các dự án mở rộng nêu trên sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của VEC. Chính vì vậy, Bộ Xây dựng đề nghị VEC cần rà soát, đánh giá khả năng huy động vốn tham gia đầu tư các tuyến cao tốc nêu trên.

Bên cạnh đó, cần tính toán khả năng trả nợ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ, tính khả thi phương án tài chính của 02 dự án nói riêng và 05 dự án do VEC đang quản lý, khai thác. Cũng như sự phù hợp với phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu VEC cần lên kế hoạch triển khai đầu tư các dự án trên trong trường hợp đơn vị này được cấp có thẩm quyền chấp thuận đề xuất góp vốn đầu tư, trong đó dự án mở rộng đoạn Yên Bái – Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai khởi công trong năm 2025.

Trước đó, Bộ Xây dựng cũng nhận được văn bản của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án về việc đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Tại văn bản phản hồi doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh khẳng định, đề xuất mở rộng tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ theo phương thức PPP là cần thiết. Dự án được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm ùn tắc giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực. Từ đó từng bước hoàn thiện quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cũng tại văn bản này, Bộ trưởng Trần Hồng Minh giao Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì phối hợp với nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án và các cơ quan đơn vị triển khai các bước tiếp theo bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật.

Liên quan tới dự án này, VEC cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ giao VEC là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án mở rộng đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình từ 4 làn xe lên 6 làn xe với tổng kinh phí là 2.113 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 840 tỷ đồng (khoảng 40% tổng mức đầu tư); vốn VEC huy động là 1.273 tỷ đồng (khoảng 60% tổng mức đầu tư) bao gồm vốn tự có của VEC 270 tỷ đồng, vốn vay 890 tỷ đồng, lãi vay trong thời gian xây dựng (dự kiến 9%/năm) 113 tỷ đồng.

Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, VEC sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trong năm 2025. Thực hiện đầu tư từ năm 2026 đến 2028, dự kiến khởi công quý I/2026.

Tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 245km, kết nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Điểm đầu là nút giao với đường Võ Nguyên Giáp (gần sân bay Nội Bài), điểm cuối là thành phố Lào Cai. Tuyến đường được thiết kế 4 làn xe đoạn Hà Nội – Yên Bái, trong khi chỉ có 2 làn đoạn Yên Bái – Lào Cai. Trước đây, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) đã từng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn tăng thu năm 2024 để đầu tư mở rộng đoạn cao tốc này lên quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, tổng mức đầu tư khoảng 7.500 tỷ đồng.

Tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là tuyến đường huyết mạch kết nối Hà Nội với các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Ninh Bình và các tỉnh miền Trung, miền Nam. Đây là đoạn đầu của tuyến cao tốc Bắc – Nam, có vai trò quan trọng trong giao thông liên tỉnh. Tuyến đường có tổng chiều dài 29km, quy mô 6 làn xe (mỗi bên 3 làn), vận tốc thiết kế 100 – 120 km/h. Do lưu lượng xe vượt quá công suất thiết kế, tuyến đường này đang được đề xuất mở rộng lên 10 – 12 làn xe, đáp ứng nhu cầu vận tải, thông thương.

Bạn đang đọc bài viết Làm rõ phương án mở rộng 2 cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Nội Bài – Lào Cai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam sẽ xây dựng Trung tâm Tài chính mang bản sắc riêng
Việc xây dựng Trung tâm Tài chính tại Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan và là cơ hội tận dụng dòng vốn đầu tư quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Trung tâm Tài chính của Việt Nam cần có bản sắc riêng, khác với bất kỳ quốc gia nào.
Hợp tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng và nhà ở
Hợp tác công tư (PPP) đang trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển hạ tầng và nhà ở tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển. Với áp lực gia tăng về nhu cầu cơ sở hạ tầng và nguồn lực tài chính công hạn chế,
Gấp rút giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị đang được triển khai với tổng mức đầu tư khoảng 5.800 tỷ đồng và được đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP). Đến nay, dự án đã có những bước tiến quan trọng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng.
Vận hành bất động sản thời 4.0: Khi công nghệ dẫn dắt cuộc chơi
Trong kỷ nguyên số, công nghệ đang trở thành yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ quản lý vận hành bất động sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng đẩy mạnh cập nhật các xu hướng công nghệ mới để nâng tầm trải nghiệm cư dân và tối ưu hiệu quả vận hành dự án.
Phát triển AI và bán dẫn: Cơ hội nghìn năm có một
Hai thành tố “AI” và “bán dẫn” có sự song hành. Dễ thấy nhất, AI giúp tự động hóa quá trình sản xuất bán dẫn, dự đoán và phát hiện lỗi sản phẩm, cải thiện chất lượng và hiệu suất sản xuất.

Tin mới

Túi giấy Starbucks: Từ kỳ vọng xanh đến thực tế đầy thử thách
Starbucks hướng đến mô hình thân thiện với môi trường, nhưng túi giấy của hãng lại trở thành "thử thách" trong điều kiện thời tiết ẩm. Ly nước chưa kịp đến tay đã rơi mất, gây bất tiện cho khách hàng. Liệu thương hiệu này sẽ điều chỉnh ra sao để cân bằng giữa bền vững và trải nghiệm?
Hợp tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng và nhà ở
Hợp tác công tư (PPP) đang trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển hạ tầng và nhà ở tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển. Với áp lực gia tăng về nhu cầu cơ sở hạ tầng và nguồn lực tài chính công hạn chế,
Xuất nhập khẩu khởi sắc
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/3/2025 đạt 162,78 tỷ USD, tăng 12%, tương ứng tăng 17,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.
Cảnh báo tình trạng hàng loạt website cơ quan Nhà nước bị chèn link quảng cáo cờ bạc
Công an TP Hà Nội thông tin, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP phát hiện nhiều trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước (gov.vn) bị lợi dụng để cài cắm, đăng tải, chuyển hướng hoặc liên kết với nội dung quảng cáo không phù hợp như game bài, cờ bạc...
KienlongBank tiếp tục giảm sâu lãi suất cho vay
Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân phát triển đời sống, KienlongBank cho ra mắt gói vay ưu đãi phục vụ đời sống với mức lãi suất giảm sâu để khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Gấp rút giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị đang được triển khai với tổng mức đầu tư khoảng 5.800 tỷ đồng và được đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP). Đến nay, dự án đã có những bước tiến quan trọng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng.
Cà phê Việt Nam lập kỷ lục giá xuất khẩu
Những tháng đầu năm 2025 chứng kiến một cột mốc đáng chú ý của ngành cà phê Việt Nam khi giá xuất khẩu liên tục lập kỷ lục, đạt hơn 5.800 USD/tấn – mức cao nhất từ trước đến nay. Dù sản lượng xuất khẩu giảm, giá trị kim ngạch vẫn tăng mạnh, giúp Việt Nam củng cố vị thế trên bản đồ cà phê thế giới.