0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 24/05/2023 14:12 (GMT+7)

Lâm Đồng chỉ đạo nóng về việc phân lô, tách thửa

Theo dõi KT&TD trên

Liên quan đến vấn đề tách thửa, hợp thửa đất trên địa bàn, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra văn bản chỉ đạo nóng. Theo đó, chính quyền địa phương yêu cầu chấm dứt hiệu lực các văn bản đã ban hành trước đó.

Chấm dứt hiệu lực 2 văn bản

Ngày 23/5, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản chỉ đạo một số nội dung liên quan đến tách và hợp thửa đất.

Cụ thể, UBND tỉnh quyết định chấm dứt hiệu lực toàn bộ các Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành trước đây gồm quyết định số 4911/UBND-ĐC ngày 05/7/2022 về tiếp nhận, xem xét, giải quyết hồ sơ tách thửa, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh và quyết định số 1952/UBND-ĐC1 ngày 16/3/2023 về việc xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc phân lô, tách thửa, kinh doanh bất động sản trên địa bàn các huyện, thành phố.

Đây là động thái mới nhất của UBND tỉnh Lâm Đồng sau khi Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp có ý kiến bằng văn bản gửi tỉnh Lâm Đồng ngày 28/4 vừa qua.

Lâm Đồng chỉ đạo nóng về việc phân lô, tách thửa - Ảnh 1
Lâm Đồng gỡ vướng quy định về tách, hợp thửa. (Ảnh: Người Đưa tin)

Cùng với với việc chấm dứt hiệu lực của các văn bản nói trên, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Xây dựng, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị liên quan dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 40/2021/QĐ-UBND ngày 01/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh theo hướng xây dựng nội dung dự thảo theo đúng quy định của pháp luật đất đai về tách thửa, hợp thửa.

UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu xây dựng văn bản mới về hợp và tách thửa theo hướng bỏ quy định về mở đường giao thông, thu hồi đất làm đường giao thông.

Đồng thời, bỏ quy định về việc lập quy hoạch chi tiết, lập dự án do đã được quy định tại Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và các Luật khác liên quan và một số nội dung khác phù hợp theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản nêu trên.

Chủ tịch Trần Văn Hiệp giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành trước ngày 25/6.

Lệnh cấm "trái ngang" làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp người dân

Việc tách thửa, hợp thửa đất tại Lâm Đồng trước đây được thực hiện theo Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 16/4/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Sau thời gian sốt đất, nhất là từ năm 2017-2019 khiến người dân ồ ạt phân lô tách thửa, ngày 19/1/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 04/QĐ-UBND thay thế Quyết định số 33.

Tiếp đó, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 1/11/2021 (thay thế cho Quyết định số 04) quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiệp hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Trước các phản ánh từ dư luận, tháng 1/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có văn bản số 473/UBND-ĐC yêu cầu các địa phương tạm dừng tiếp nhận, xem xét, giải quyết các thủ tục liên quan đến việc phân lô, tách thửa đất, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, sau gần 6 tháng tạm ngưng, đến tháng 7/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng lại ban hành quyết định 4911/UBND-ĐC về việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết hồ sơ tách, hợp thửa đất đối với một số trường hợp cụ thể. Theo đó, cá nhân chỉ có thể tách thửa, sang nhượng quyền sử dụng đất khi thành lập hợp tác xã, công ty. Ngoài ra, thửa đất mà người dân muốn tách phải lập dự án, lập quy hoạch để trình phê duyệt.

Thế nhưng thực tế triển khai vẫn gặp nhiều vướng mắc, chẳng hạn như nhiều hộ gia đình, cá nhân khó khăn có nhu cầu tách thửa chuyển nhượng nhằm phục vụ các mục đích chính đáng của gia đình như xây dựng nhà ở, trang trải kinh phí sinh hoạt, khám chữa bệnh chăm sóc sửc khỏe, việc học hành cho con, đầu tư ngành nghề khác để phát triển kinh tế gia đình.

Đến tháng 3/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn gửi các đơn vị liên quan về việc xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc phân lô, tách thửa, kinh doanh bất động sản trên địa bàn các huyện, thành phố.

Theo đó, đối với các khu vực, diện tích đất hộ gia đình, cá nhân hiến đất, làm đường giao thông và tách thửa hình thành các khu, điểm dân cư mới (thực chất đây là các dự án kinh doanh bất động sản), UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, phân loại và xử lý theo từng nhóm có liên quan,...

Cho ý kiến về vấn đề này, Tiến sĩ luật học Cao Vũ Minh, giảng viên Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM cho biết: "Việc ra văn bản tạm dừng tách thửa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân mà không hề có thời gian kết thúc thì không khác gì một lệnh cấm. Cấm tách thửa để hạn chế phân lô bán nền nhằm đạt được mục đích quản lý của nhà quản lý nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của dân.

Thủ tục hành chính là cầu nối để dân thực hiện quyền của mình, nhưng thủ tục này bị tạm ngừng thực hiện đã khiến quyền lợi của dân bị xâm phạm nghiêm trọng, đây là cái sai nghiêm trọng.

Đối với văn bản tạm ngưng tách thửa đất nông nghiệp này, người dân có quyền khiếu nại với chính quyền, nếu chính quyền không thu hồi thì có quyền khởi kiện hành chính tại tòa bởi nó là công văn hành chính có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức".

Uy Đạt

Bạn đang đọc bài viết Lâm Đồng chỉ đạo nóng về việc phân lô, tách thửa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.