0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 10/05/2023 12:34 (GMT+7)

Lâm Đồng chi hơn 31 tỷ đồng điều chỉnh quy hoạch chung TP.Đà Lạt

Theo dõi KT&TD trên

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.

Ngày 9/5, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.

Theo đó, Kinh phí thực hiện đồ án được phê duyệt gần 31,5 tỷ đồng, thời gian lập đồ án quy hoạch không quá 12 tháng và do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư.

Trong đó, gần 27 tỷ đồng là chi phí lập đồ án quy hoạch sau thuế, gần 900 triệu đồng chi phí lập nhiệm vụ và dự toán quy hoạch sau thuế, 500 triệu đồng thuê chuyên gia, gần 270 triệu đồng chi phí thu thập tài liệu, hơn 2,7 tỷ đồng cho các chi phí khác như thẩm định, quản lý, công bố quy hoạch, lấy ý kiến cộng đồng…

Lâm Đồng chi hơn 31 tỷ đồng điều chỉnh quy hoạch chung TP.Đà Lạt và vùng phụ cận - Ảnh 1
Lâm Đồng chi hơn 31 tỷ đồng điều chỉnh quy hoạch chung TP.Đà Lạt và vùng phụ cận.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, phạm vi ranh giới được lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính TP Đà Lạt, các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà). Toàn bộ vùng này có cao trình từ 850 m trở lên với diện tích 335.930 ha.

Phạm vi nghiên cứu là vùng bán kính ảnh hưởng của TP Đà Lạt và vùng phụ cận gồm TP Đà Lạt, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và Đam Rông với cao trình 850 m trở lên.

Còn phạm vi nghiên cứu mở rộng bao gồm vùng TP HCM, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và Vùng Lâm Đồng.

UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Xây dựng tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện đồ án theo quy định, sử dụng kinh phí đúng mục đích và hiệu quả, thanh quyết toán kinh phí theo thực tế và quy định hiện hành.

Trước đó, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06 (ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị) về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, Lâm Đồng sẽ tập trung huy động nguồn lực phát triển các đô thị gắn với động lực của từng vùng…

Cụ thể, sẽ mở rộng không gian đô thị TP. Đà Lạt thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử, di sản kiến trúc tầm quốc gia và khu vực.

Bảo Lộc sẽ là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh, trung tâm kết nối giao thương của vùng tỉnh với vùng TP.HCM, vùng Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Đô thị Đức Trọng là cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp dược, mỹ phẩm cấp vùng.

Đô thị Di Linh là đô thị trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Riêng đô thị Mađaguôi là trung tâm động lực kinh tế - xã hội 3 huyện phía Nam của tỉnh.

Theo kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng lần thứ 44, giai đoạn 2023-2025 sẽ thực hiện việc sáp nhập huyện Lạc Dương vào TP Đà Lạt. Diện tích tự nhiên của TP Đà Lạt hơn 391 km2, dân số gần 260.000 người; huyện Lạc Dương diện tích gần 1.314 km2, dân số gần 36.000 người. Sau khi sáp nhập, TP Đà Lạt sẽ rộng 1.705 km2, gấp 4,3 lần hiện nay với dân số 296.000 người.

Thống nhất sáp nhập 3 huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai, và Cát Tiên thành 1 đơn vị hành chính cấp huyện. Huyện Đạ Huoai diện tích 495 km với dân số hơn 44.000 người; huyện Đạ Tẻh rộng hơn 526 km2, dân số hơn 57.000 người, huyện Cát Tiên rộng hơn 426 km2 với dân số gần 45.000 người.

An Hữu

Bạn đang đọc bài viết Lâm Đồng chi hơn 31 tỷ đồng điều chỉnh quy hoạch chung TP.Đà Lạt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).