0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 09/08/2023 14:28 (GMT+7)

Khu vực sản xuất của ASEAN chậm lại, niềm tin kinh doanh ở mức thấp

Theo dõi KT&TD trên

Niềm tin kinh doanh giữa các nhà sản xuất hiện đang nằm ở mức thấp nhất trong ba năm trở lại đây, trong bối cảnh hoạt động của các nhà máy tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đang chậm lại do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới vẫn yếu.

Khu vực sản xuất của ASEAN chậm lại niềm tin kinh doanh ở mức thấp
Lĩnh vực sản xuất tại ASEAN đang cho thấy sự suy giảm và chậm lại trong tháng 7

Dữ liệu mới nhất từ ​​S&P Global, cho thấy lĩnh vực sản xuất của Đông Nam Á bắt đầu cho giai đoạn nửa cuối năm đã chậm lại. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của ASEAN giảm xuống còn 50,8 trong tháng 7, từ mức 51 hồi tháng 6/2023, báo hiệu tháng thứ ba liên tiếp tăng trưởng chậm lại và mức cải thiện yếu nhất kể từ tháng 12.

Chỉ có bốn trong số bảy nền kinh tế được nghiên cứu báo cáo điều kiện hoạt động tốt hơn vào tháng trước với chỉ số PMI trên mốc trung bình là 50 điểm. Trong đó, Indonesia chiếm vị trí đầu bảng với chỉ số PMI cao nhất trong 10 tháng, khi đạt 53,3 điểm vào tháng trước, vượt qua Thái Lan, nước dẫn đầu trước đó, có chỉ số đã giảm mạnh xuống 50,7 từ mức cao kỷ lục trong tháng Tư.

Hoạt động của các nhà máy ở Philippines đã phục hồi mạnh mẽ hơn vào tháng 7 (với 51,9 điểm) sau khi đạt mức thấp nhất trong 11 tháng vào tháng 6. Myanmar cũng phục hồi với chỉ số PMI 51,1 từ mức thấp nhất trong 5 tháng của tháng trước.

Singapore đã công bố sự suy giảm đầu tiên sau bốn tháng với chỉ số 48,5 vào tháng 7, cùng với Việt Nam (48,7) và Malaysia (47,8)... đều nằm trong vùng thu hẹp.

Trên toàn khu vực, nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất của ASEAN trong tháng 7 tăng với tốc độ yếu hơn so với tháng trước do các đơn đặt hàng mới từ nước ngoài giảm mạnh, khiến các quốc gia nỗ lực thúc đẩy “tăng mua” ở thị trường nội địa.

Hoạt động mua hàng của các nhà sản xuất cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ ​​đầu năm đến nay. Trong khi áp lực chuỗi cung ứng giảm trong tháng thứ năm liên tiếp vào tháng 7, dù giá đầu vào tiếp tục tăng với tốc độ nhẹ hơn so với những tháng gần đây.

Theo dự báo S&P Global, triển vọng của các nhà sản xuất trong 12 tháng tới tiếp tục suy yếu xuống mức thấp nhất trong ba năm do lo ngại về môi trường kinh tế toàn cầu ảm đạm.

Thái Đạt

Bạn đang đọc bài viết Khu vực sản xuất của ASEAN chậm lại, niềm tin kinh doanh ở mức thấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.