0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 28/08/2024 10:42 (GMT+7)

Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa, thoái vốn

Theo dõi KT&TD trên

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng (nay là Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng).

Quá trình cổ phần hóa được Bộ Xây dựng quan tâm triển khai thực hiện đạt kết quả tích cực

Theo đó, ngày 23/2/2023, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định số 49/QĐ-TTCP thanh tra việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Công ty Đầu tư phát triển – Xây dựng (nay là Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng).

Từ ngày 28/2/2023 đến ngày 4/5/2023, Đoàn Thanh tra theo Quyết định số 49 đã tiến hành thanh tra tại Bộ Xây dựng và Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng.

Kết luận thanh tra nêu rõ, việc Bộ Xây dựng quyết định thực hiện cổ phần hóa Công ty Đầu tư phát triển – Xây dựng và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp này là đúng với chủ trương, quy định của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Quá trình cổ phần hóa được Bộ Xây dựng quan tâm triển khai thực hiện đạt kết quả tích cực, huy động được nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Cụ thể là, từ khi chuyển sang công ty cổ phần đến khi thoái hết vốn nhà nước, vốn điều lệ của Tổng công ty tăng từ 370 tỷ đồng lên hơn 2381 tỷ đồng. Tổng tài sản cũng tăng từ 2381 tỷ đồng tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần lên 6133 tỷ đồng tại thời điểm 30/9/2017 trước khi thoái toàn bộ vốn nhà nước.

Cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước trên 400 tỷ đồng, giá trị phần vốn nhà nước từ khi cổ phần hóa đến khi thoái vốn tăng từ 240 tỷ đồng lên 1182 tỷ đồng. Sau thoái vốn đã thu nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp số tiền 2274 tỷ đồng, thăng dư vốn 1092 tỷ đồng.

Việc cổ phần hóa và thoái vốn đảm bảo được tiến độ về thời gian theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Kiến nghị kiểm điểm, xử lý theo quy định các tổ chức, cá nhân để hạn chế, thiếu sót, vi phạm

Thông báo của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót và vi phạm: Về căn cứ pháp lý và trình tự, thủ tục cổ phần hóa; về xác định giá trị tài sản là công trình xây dựng trên đất; về xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất; về xử lý tài chính trong giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần; về phát hành cổ phiếu riêng lẻ; về trình tự, thủ tục thoái vốn và việc xác định giá trị cổ phần hóa để thoái vốn nhà nước.

Thông báo Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến những hạn chế, thiếu sót, vi phạm.

Trên cơ sở kết luận thanh tra, Tổng Thanh tra kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm để có hình thức xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra những hạn chế, vi phạm được chỉ ra qua thanh tra.

Đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan khắc phục số tiền vi phạm trong xác định giá trị tài sản được chỉ ra qua thanh tra; xác định nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ tại Công ty CP DIC số 1 và Công ty CP DIC Vật liệu Xây dựng và Công ty CP DIC du lịch để có biện pháp xử lý đối với các khoản lỗ đã quyết toán vào giá trị vốn Nhà nước tại Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng theo đúng quy định; làm rõ việc chỉ đạo về giá chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2009; kiểm điểm, làm rõ việc không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất của 3 vị trí đất trong quá trình thẩm định giá cổ phần để thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng.

Chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai rà soát lại việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất dự án Khu Đô thị di lịch sinh thái Đại Phước. Nếu giá trị quyền sử dụng đất được xác định lại thấp hơn tập hợp chi phí đầu tư và giá trị quyền phát triển dự án đã tính vào giá trị doanh nghiệp thì giữ nguyên, nếu cao hơn thì thu nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị trong quá trình kiểm điểm, rà soát, xử lý, khắc phục các hạn chế, vi phạm được chỉ ra qua thanh tra, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển thông tin đến cơ quan điều tra xem xét xử lý theo thẩm quyền.

Bạn đang đọc bài viết Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa, thoái vốn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...
Doanh nghiệp tư nhân: Trụ cột mới của nền kinh tế Việt Nam
Trong bức tranh kinh tế Việt Nam đang không ngừng chuyển mình và phát triển, khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu, vươn lên trở thành một trụ cột vững chắc, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và thịnh vượng chung của đất nước.

Tin mới

Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.