0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 25/07/2023 17:19 (GMT+7)

Hơn 80.000 doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng BHXH, BHTN và BHYT

Theo dõi KT&TD trên

UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về việc giải quyết tình hình chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn TP.

Theo UBND TP.HCM, trong thời gian qua, việc triển khai chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT trên địa bàn đã được thực hiện đồng bộ, thống nhất từ TP đến quận, huyện. Đa số các doanh nghiệp đã thực hiện tốt chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT cho người lao động nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Theo báo cáo của BHXH TP, tính đến ngày 30/6/2023 tổng số doanh nghiệp chậm đóng là 82.258 đơn vị với số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT là 6.222,33 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,26% so với kế hoạch thu.

Hơn 80000 doanh nghiệp tại TPHCM chậm đóng BHXH BHTN và BHYT
Hơn 80.000 doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng BHXH, BHTN và BHYT.

Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ban, ngành TP, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng lao động và nhận thức của người lao động về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT; xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT; kiên quyết xử lý hành vi vi phạm về pháp luật BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT.

Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP, Hiệp hội Doanh nghiệp TP phối hợp cung cấp thông tin về lao động, việc làm cho cơ quan BHXH để quản lý việc đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT và giải quyết chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

UBND TP đề nghị Liên đoàn Lao động TP thông báo tình hình chậm đóng của doanh nghiệp cho Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp để thông tin lại cho người lao động được biết và tác động để doanh nghiệp nộp kịp thời, không để tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT quá lâu và quá lớn sẽ không khắc phục được, dễ dẫn tới tranh chấp phức tạp, khi quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động không được giải quyết.

Công an TP phối hợp với BHXH TP thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp của 2 đơn vị, trong đó thực hiện xác minh, củng cố hồ sơ và đề nghị khởi tố một số đơn vị chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT theo Điều 216 Bộ luật Hình sự hoặc yêu cầu các doanh nghiệp chậm đóng xây dựng kế hoạch cam kết và thực hiện nộp tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT theo tiến độ.

BHXH TP chủ động đề xuất, phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện cho BHXH Việt Nam và UBND TP.

Thiên An

Bạn đang đọc bài viết Hơn 80.000 doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng BHXH, BHTN và BHYT. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.