0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 23/08/2023 15:48 (GMT+7)

Hậu khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp giảm cả nghìn tỷ doanh thu phí bảo hiểm

Theo dõi KT&TD trên

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới 6 tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ, Manulife dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới với 4.685 tỷ đồng. Nửa đầu năm nay, con số sụt giảm 58%, xuống còn 1.976 tỷ đồng.

Mới đây Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam công bố số liệu, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường trong 6 tháng đầu năm ước đạt là 77.831 tỷ đồng, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước. So với 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường sụt giảm.

Trong đó, 4 doanh nghiệp giảm hơn 1.000 tỷ đồng là Manulife giảm tới 1.988 tỷ đồng, AIA giảm 1.177 tỷ đồng, Prudential giảm 1.157 tỷ đồng, MB Ageas 1.040 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp khác cũng ghi nhận mức giảm cả trăm tỷ so với 6 tháng năm ngoái là Dai-ichi Life giảm 665 tỷ đồng, Generali 211 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân thọ giảm 186 tỷ đồng, Sun Life giảm 111 tỷ đồng…

Cũng theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 15.508 tỷ đồng giảm 38,2% so với cùng kỳ năm trước.

Hậu khủng hoảng Nhiều doanh nghiệp giảm cả nghìn tỷ doanh thu phí bảo hiểm
So với 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường sụt giảm.

Dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 2.741 tỷ đồng, Dai-ichi Life với 2.046 tỷ đồng, Manulife với 1.976 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân thọ với 1.912 tỷ đồng và Sun Life 1.183 tỷ đồng. Tuy nhiên, thứ tự đã có sự thay đổi đáng kể.

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2022, Manulife dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới với 4.685 tỷ đồng, Prudential với 4.490 tỷ đồng, Dai-ichi Life với 3.322 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân thọ với 2.678 tỷ đồng và MB Ageas với 2.197 tỷ đồng.

Số liệu này cho thấy Manulife đã sụt giảm tới 58% và đánh mất vị trí quán quân về doanh thu phí khai thác mới vào tay đối thủ đứng kế sau là Prudential, thậm chí còn thấp hơn Dai-ichi Life. Sau những lùm xùm xảy ra hồi đầu năm liên quan đến kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance), thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng và ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung chứng kiến sự suy giảm đáng kể.

Như đã đưa tin, Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm, gồm BIDV Metlife, Sun Life, MB Ageas và Prudential. Các doanh nghiệp này mắc sai phạm chủ yếu là bán chéo bảo hiểm qua kênh ngân hàng, nhất là khâu tư vấn của giao dịch viên, nhân viên môi giới. Trong năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tụ thanh, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

Thanh Cao

Bạn đang đọc bài viết Hậu khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp giảm cả nghìn tỷ doanh thu phí bảo hiểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.