0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 13/07/2023 11:17 (GMT+7)

Halico lỗ quý thứ 25 liên tiếp, hàng tồn kho tăng mạnh

Theo dõi KT&TD trên

Trong quý 2/2022, CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, UPCoM: HNR) ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 2,1 tỷ đồng, qua đó lỗ 25 quý liên tiếp kể từ năm 2017.

Theo BCTC quý 2/2023 vừa công bố, doanh thu thuần Halico đạt 19,4 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu đến từ việc bán các thành phẩm từ rượu với mức 18,5 tỷ đồng, giảm gần 44%.

Doanh thu tài chính tăng 40% so với quý 2 năm trước đạt 2,1 tỷ đồng. Các chi phí kỳ nhìn chung đều giảm nhưng Halico vẫn lỗ hơn 2 tỷ đồng, ghi nhận quý thứ 25 kinh doanh âm. Điểm tích cực là mức lỗ đã giảm nhẹ so với mức 3,3 tỷ của cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận sau thuế của Halico giảm 3 tỷ đồng, tương đương giảm lỗ 50% so với cùng kỳ. Lỗ lũy kế của Halico đã lên hơn 473 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty vẫn còn khoản tiền 613 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển.

Halico lỗ quý thứ 25 liên tiếp

Năm 2023, Halico đặt mục tiêu doanh thu thuần hơn 126 tỷ đồng, tăng 14% so với thực hiện 2022. Tuy nhiên, dự kiến lỗ trước thuế gần 15 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ gần 17 tỷ đồng năm trước. Như vậy công ty mới hoàn thành 22% kế hoạch doanh thu năm.

Halico cho biết, trong năm 2023, công ty tiếp tục phải đối mặt với khó khăn và thách thức như giá cả nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng cao, dự kiến thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của công ty. Trong khi đó sức tiêu dùng tại thị trường trong nước sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của các đợt Covid kéo dài.

Bên cạnh đó, công ty phải tiếp tục cạnh tranh với các đối thủ là các doanh nghiệp tư nhân, đơn vị cá nhân sản xuất rượu nhỏ lẻ trốn thuế. Thêm vào đó, chủ trương chung của Nhà nước về hạn chế sản xuất và tiêu thụ đồ uống có cồn dẫn đến tổng nhu cầu tiêu thụ trên toàn quốc tiếp tục giảm.

Tính tới thời điểm 30/06/2023, tổng tài sản của HNR đạt gần 364 tỷ đồng, giảm hơn 2 tỷ đồng so với đầu năm. Hàng tồn kho tăng hơn 27 tỷ đồng lên gần 101 tỷ đồng, trong đó trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hơn 19 tỷ đồng. Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp là 103 tỷ đồng, chiếm 28% tài sản.

Nợ phải trả toàn bộ là nợ ngắn hạn đạt hơn 23,5 tỷ đồng, tăng hơn 1 tỷ đồng so với đầu năm (phần lớn là thuế và các khoản nộp Nhà nước). Công ty không ghi nhận vay nợ tài chính.

Halico tiền thân là nhà máy rượu Hà Nội do hãng rượu Fontaine của Pháp xây dựng từ năm 1898. Đây là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy được xây dựng ở khu vực Đông Dương thời bấy giờ.

Halico có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã: HBN) là công ty mẹ chiếm 54,29% vốn, ngoài ra còn có cổ đông lớn khác là Streetcar Investment Holding với tỷ lệ nắm giữ 45,57%.

Do 2 cổ đông lớn đã nắm gần hết 99.86% vốn nên cổ phiếu HNR ở trạng thái trắng thanh khoản trong thời gian dài. Kết phiên 11/07, giá cổ phiếu HNR vẫn bằng thị giá ngày đầu năm là 12.000 đồng/cp.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Halico lỗ quý thứ 25 liên tiếp, hàng tồn kho tăng mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chứng khoán giảm mạnh sau tin Chính phủ Mỹ áp thuế mới
Sáng nay, thị trường ngập trong sắc đỏ, VN-Index có tới gần 500 mã giảm giá, trong đó có 177 mã giảm sàn. Kết phiên sáng, chỉ số VN-Index rơi tự do mất hơn 82,28 điểm về ngưỡng 1.235,55 điểm. Chỉ số VN30 cũng mất hơn 85 điểm, HNX mất hơn 16 điểm về ngưỡng 221,37 điểm.
Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.