0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 06/07/2023 15:28 (GMT+7)

Vốn điều lệ tối thiểu là 750 tỷ đồng mới đủ điều kiện kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Theo dõi KT&TD trên

Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành quy định rõ mức vốn điều lệ tối thiểu và vốn được cấp tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm.

Vốn điều lệ tối thiểu là 750 tỷ đồng mới đủ điều kiện kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.  
Vốn điều lệ tối thiểu là 750 tỷ đồng mới đủ điều kiện kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.

Theo đó, đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe, vốn điều lệ tối thiểu là 750 tỷ đồng Việt Nam.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh 3 loại hình gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, và một trong 2 loại hình bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí thì vốn tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Còn đối với doanh nghiệp kinh doanh cả 4 loại hình thì vốn tối thiểu là 1.300 tỷ đồng.

Vốn tối thiểu cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng. Với doanh nghiệp kinh doanh 3 loại hình gồm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh là 450 tỷ đồng. Doanh nghiệp kinh doanh cả 4 loại hình kể trên cần vốn điều lệ tối thiểu 500 tỷ đồng.

Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng.

Về doanh nghiệp tái bảo hiểm, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả 2 loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 500 tỷ đồng.

Với doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả 2 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe, vốn điều lệ tối thiểu là 900 tỷ đồng.

Doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe sẽ cần vốn tối thiểu 1.400 tỷ đồng.

Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ là 250 tỷ đồng nếu doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe.

Với doanh nghiệp kinh doanh 3 loại hình gồm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh, vốn được cấp tối thiểu là 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp kinh doanh cả 4 loại hình kể trên cần vốn được cấp tối thiểu 400 tỷ đồng.

Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả 2 loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng.

Doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả 2 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe cần vốn được cấp tối thiểu cho chi nhánh là Chính sách, Bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm, thành lập, góp vốn, doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính450 tỷ đồng.

Với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe cần vốn tối thiểu được cấp là 700 tỷ đồng.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Vốn điều lệ tối thiểu là 750 tỷ đồng mới đủ điều kiện kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra các quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Cao-su Sông Bé và CTCP Chứng khoán đầu tư tài chính Việt Nam do những vi phạm trong công bố thông tin, không quy định nội dung họp trực tuyến trong quy chế nội bộ, giao dịch, báo cáo...
Cú đúp giải thưởng AREA 2025 - Dấu ấn đổi mới của ROX Group
Gặt hái “cú đúp” danh hiệu tại AREA 2025, ROX Group chứng minh năng lực quản trị hiện đại và vai trò tiên phong trong phát triển bền vững. Thành quả này là kết tinh từ chiến lược đổi mới toàn diện và nỗ lực không ngừng tạo giá trị thật cho cộng đồng ...

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.