0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 15/03/2023 06:28 (GMT+7)

Hải Dương: Dự án gần 300 tỷ đồng lấy 35ha đất nông nghiệp rồi để hoang 16 năm

Theo dõi KT&TD trên

Sau khi người dân chấp hành nghiêm túc chủ trương của tỉnh để bàn giao gần 35 ha ruộng ở các phường Ái Quốc, Nam Đồng thuộc địa bàn thành phố Hải Dương (Hải Dương) cho Công ty CP Vinamit. Tuy nhiên, sau 16 năm nơi đây giờ đã trở thành một cánh đồng hoang.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi trên toàn quốc. Theo các chuyên gia, trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có rất nhiều nội dung cần góp ý để hoàn thiện. Trong đó, vấn đề xử lý các dự án chậm triển khai, dự án treo, dự án "ngâm đất" đang là điều khiến dư luận quan tâm nhất. Bởi lâu nay, các dự án treo đang khiến tài nguyên đất bị lãng phí một cách trầm trọng.

Thực tế cho thấy, tại TP.Hà Nội và nhiều tỉnh thành như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh...hiện nay có rất nhiều dự án "treo", "ngâm" đất nhiều năm gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế. Thậm chí, nhiều dự án bị sử dụng sai mục đích, trục lợi cho một nhóm đối tượng.

Năm 2011, tại khu đất vừa giải phóng mặt bằng (GPMB) rộng tới 35ha nằm giáp ranh giữa 2 phường Ái Quốc và Nam Đồng (TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) diễn ra buổi lễ khởi công rầm rộ dự án Nhà máy Chế biến – tổng kho bảo quản rau, củ, quả của Công ty CP Vinamit. Tuy vậy, suốt 16 năm qua, dự án này vẫn chỉ là bãi đất hoang khiến người dân mất đi sinh kế, tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng.

Hải Dương: Dự án gần 300 tỷ đồng lấy 35ha đất nông nghiệp rồi để hoang 16 năm (Bài 3) - Ảnh 1
Toàn cảnh dự án 35ha đất ruộng bị bỏ hoang sau 16 năm trời.

Trước đó, từ năm 2007, 35ha đất nông nghiệp của người dân đã được thu hồi để phục vụ dự án.

Theo những thông tin được công bố công khai thì Nhà máy Chế biến – tổng kho bảo quản rau, củ, quả này có quy mô chế biến nông sản 20,5 tấn/ngày, sản xuất nước ép đóng chai 500 lít/h, xây dựng kho cấp đông 30 tấn/ngày, kho trữ đông 4.000 tấn/năm.

Ngoài ra, ở đây còn xây dựng mô hình giới thiệu quy trình sản phẩm nông nghiệp có diện tích 84.560m2, khu vực tiếp nhận thu mua nông sản gồm kho phân loại và kho bảo quản lạnh để đưa vào chế biến rộng 4.000m2…

Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 284 tỷ đồng, được kỳ vọng sẽ tạo công ăn việc làm ổn định cho 300 công nhân; tạo sinh kế thoát nghèo cho hàng nghìn hộ nông dân địa phương.

Tuy nhiên, 16 năm sau khi bàn giao đất cho Vinamit, khu đất rộng 35ha giờ đây là một bãi cỏ um tùm được bao quanh bởi những bức tường bao.

Hình hài duy nhất của dự án chỉ là 2 nhà kho rộng khoảng 4.000m2 nhưng bỏ không suốt nhiều năm qua. Thấy khu đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm vài người dân mua những đàn trâu, bò rồi lùa vào khu đất để chăn thả.

Hải Dương: Dự án gần 300 tỷ đồng lấy 35ha đất nông nghiệp rồi để hoang 16 năm (Bài 3) - Ảnh 2
Chủ đầu tư cắm biển nghiêm cấm người dân chăn thả trâu bò trong dự án.

Chỉ tay vào khu đất hoang, ông Vũ Văn Mạnh ở phường Nam Đồng bức xúc: “Nhà tôi trước có hơn 1 sào ruộng ở đây, mỗi năm đều trồng 2 vụ lúa, vụ đông thì trồng ngô, khoai. Tới năm 2007, khi dự án của Công ty CP Vinamit triển khai, doanh nghiệp hứa hẹn tạo điều kiện cho con, cháu chúng tôi được vào làm việc trong công ty, sản phẩm nông nghiệp của chúng tôi sẽ được thu mua, chế biến với giá trị cao…

Thấy những lợi ích to lớn đó nên tôi mới đồng ý giao đất. Vậy nhưng, chẳng thấy nhà máy, khu chế xuất nào mà toàn bộ đất “bờ xôi ruộng mật” của bà con nông dân bị biến thành bãi cỏ hoang”.

Hải Dương: Dự án gần 300 tỷ đồng lấy 35ha đất nông nghiệp rồi để hoang 16 năm (Bài 3) - Ảnh 3
Thấy khu đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm vài người dân mua những đàn trâu, bò rồi lùa vào khu đất để chăn thả

Liên quan đến việc Công ty CP Vinamit chậm triển khai dự án sau suốt 16 năm qua, trao đổi với PV Kinh tế Môi trường, ông Vũ Phạm Thiên, Chủ tịch UBND phường Nam Đồng (TP.Hải Dương) cho biết: “Qua nhiều kỳ họp HĐND, bà con bức xúc kiến nghị về việc người dân đã hy sinh ruộng lúa màu mỡ để doanh nghiệp triển khai dự án nhưng lại bị bỏ hoang suốt hơn chục năm qua.

Chính quyền địa phương cũng nhiều lần kiến nghị tới cấp trên cần thực hiện các biện pháp quyết liệt để doanh nghiệp triển khai dự án. Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện theo đúng quy định, cần thu hồi đất để thực hiện mục đích khác, tránh lãng phí tài nguyên”.

Hải Dương: Dự án gần 300 tỷ đồng lấy 35ha đất nông nghiệp rồi để hoang 16 năm (Bài 3) - Ảnh 4
Người dân đã hy sinh ruộng lúa màu mỡ để doanh nghiệp triển khai dự án nhưng lại bị bỏ hoang suốt hơn chục năm qua.

Được biết, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương có nhiều văn bản, cuộc họp yêu cầu Vinamit phải triển khai dự án nếu không sẽ bị thu hồi.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, từ tháng 1/2011 - 6/2013, tỉnh đã cho phép nhà đầu tư 2 lần gia hạn thời gian thực hiện dự án. Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ” với hàng loạt lý do như suy thoái kinh tế, gặp khó khăn tài chính…

Tháng 8/2017, UBND tỉnh Hải Dương thông báo chủ trương chấm dứt hoạt động dự án Vinamit trước thời hạn và thu hồi các giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.

Đến tháng 3/2018, Vinamit lại có văn bản đề nghị tiếp tục được gia hạn thời gian hoàn thành thêm 24 tháng nhưng UBND tỉnh không chấp thuận.

Hải Dương: Dự án gần 300 tỷ đồng lấy 35ha đất nông nghiệp rồi để hoang 16 năm (Bài 3) - Ảnh 5

Xin gia hạn không được, tháng 7/2018, Công ty CP Vinamit đề nghị xin được lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu thương mại dịch vụ và nhà ở tỷ lệ 1/500 trên diện tích đất dự án Vinamit.

Với đề nghị này, Sở TN&MT tỉnh Hải Dương có văn bản nêu rõ: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh và TP Hải Dương vẫn tiếp tục xác định đây là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Như vậy, việc đề xuất điều chỉnh dự án, lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu đất Vinamit thành khu thương mại dịch vụ và khu dân cư là chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã duyệt.

TS. Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho hay: “Để giải quyết thực trạng các dự án vi phạm Luật Đất đai, chúng ta cần phải nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền. Thêm vào đó là “siết” năng lực của chủ đầu tư. Việc này Bộ Xây dựng đã có nghiên cứu, đề xuất và tôi mong rằng, Bộ sớm có quy định mới để rà soát, chứ chúng ta không thể nhìn năng lực chủ đầu tư ở giấy tờ không thôi được”.

Còn nữa...

Huy Tưởng

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Dự án gần 300 tỷ đồng lấy 35ha đất nông nghiệp rồi để hoang 16 năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.