0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 13/03/2023 08:50 (GMT+7)

Xử lý các dự án "treo" - Góc nhìn từ Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Theo dõi KT&TD trên

Trong Dự thảo Luật Đât đai sửa đổi, vấn đề xử lý các dự án chậm triển khai, dự án treo, dự án "ngâm đất" đang là điều khiến dư luận quan tâm nhất. Bởi lâu nay, các dự án treo đang khiến tài nguyên đất bị lãng phí một cách trầm trọng.

Lời tòa soạn

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi từ nhân dân, các nhà khoa học, các chuyên gia trên cả nước...

Mới đây, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã ban hành kế hoạch số 676/KH-MTTW-BTT về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam yêu cầu việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm, từ đó, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan các ý kiến đóng góp của Nhân dân để phản ánh kịp thời đến Chính phủ và các cơ quan liên quan.

Theo các chuyên gia, trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có rất nhiều nội dung cần góp ý để hoàn thiện. Trong đó, vấn đề xử lý các dự án chậm triển khai, dự án treo, dự án "ngâm đất" đang là điều khiến dư luận quan tâm nhất. Bởi lâu nay, các dự án treo đang khiến tài nguyên đất bị lãng phí một cách trầm trọng.

Vậy, trong dự thảo mới này, vấn đề xử lý, thu hồi các dự án treo, chậm triển khai sẽ được thực hiện như thế nào? Để góp ý vào Dự án Luật đất Đai sửa đổi, Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường Khởi đăng loạt bài: Xử lý các dự án "treo" - Góc nhìn từ Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Loạt bài này sẽ ghi nhận ý kiến của các chuyên gia kinh tế, bất động sản, chuyên gia pháp lý, cơ quan có thẩm quyền cũng như ghi nhận thực tế từ các dự án chậm triển khai, dự án "treo".

Bài 1: "Siêu dự án" KĐT sinh thái Đồng Mai sau 15năm vẫn "án binh bất động"

Siêu dự án KĐT sinh thái Đồng Mai, diện tích lên đến 225 ha, có vị trí đắc địa, chạy dọc theo tuyến đường vành đai 4 mà TP. Hà Nội sắp triển khai nhưng không hiểu vì sao sau 15 năm đến nay dự án vẫn án binh bất động?

Lãng phí tài nguyên đất

Đầu tháng 3/2023, Nhóm Phóng viên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã có mặt tại khu dự án thuộc Phường Đồng Mai, Yên Nghĩa, Hà Đông, TP.Hà Nội. Điều ghi nhận được cho dù dự án đã trải qua hơn hơn một thập kỷ nhưng đến nay vẫn chỉ là vùng lăn lác, cỏ mọc um tùm.

[KHỞI ĐĂNG LOẠT BÀI] Xử lý các dự án "treo" - Góc nhìn từ Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi - Ảnh 1
Đường vào KĐT sinh thái Đồng Mai.

Qua tìm hiểu được biết năm 2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành quyết định thu hồi khoảng hơn 225ha đất tại các xã: Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm, TP Hà Đông (nay là các phường: Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm, quận Hà Đông); và giao Công ty Phong Phú thuê để đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng và quản lý hạ tầng kỹ thuật sau đầu tư Cụm Công nghiệp Đồng Mai.

Sau khi sáp nhập, UBND TP.Hà Nội có chủ trương di dời các khu công nghiệp ra khỏi khu vực phát triển đô thị, do đó dự án Cụm công nghiệp Đồng Mai không còn phù hợp. Trên cơ sở đó, Công ty Phong Phú đã đề nghị điều chỉnh quy hoạch Cụm Công nghiệp Đồng Mai và điều chỉnh chức năng từ cụm công nghiệp thành khu đô thị Đồng Mai.

Đến ngày 11/8/2013, UBND TP.Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 để Công ty Phong Phú thực hiện các bước chuyển đổi sang xây dựng đô thị.

Cụ thể hóa hơn, đến ngày 21/5/2015 UBND TP Hà Nội chính thức có quyết định 2282/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỷ lệ 1/500, với tổng diện tích khoảng 214ha, dân số 10.094 người.

[KHỞI ĐĂNG LOẠT BÀI] Xử lý các dự án "treo" - Góc nhìn từ Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi - Ảnh 2
Sau 15 năm dự án vẫn án binh bất động.

Sau khi có quy hoạch chi tiết, tưởng rằng dự án sẽ được triển khai thì đến ngày 29/05/2018 UBND TP Hà Nội tiếp tục ban hành quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000, mà cụ thể hơn là điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 trước đó.

HĐQT Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã ra quyết định số 678/NQ-PP ngày 17/11/2017 về việc thoái vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phong Phú. HĐQT đã nhất trí thông qua phương án thoái vốn đầu tư của Tổng công ty cổ phần Phong Phú tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phong Phú (PPD). Tỷ lệ cổ phần thoái vốn/cổ phần đang sở hữu 100%.

Ngày 4/10/2019, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000, Dân số khoảng 19.500 người. Văn bản này đã không nhắc đến quyết định số 2282/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trước đó được lập ngày 21/5/2015.

Ngay sau đó, UBND TP.Hà Nội đã đôn đốc nhà đầu tư khẩn trương thực hiện dự án KĐT sinh thái Đồng Mai. Đồng thời gửi báo cáo tới Thường trực HĐND TP về việc cử tri đề nghị Thành phố đôn đốc CĐT đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án này. Theo danh mục công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của quận Hà Đông nêu rõ: Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai diện tích toàn dự án là 225 ha. Trong đó, diện tích đã thu hồi là 223,95ha. Số còn lại không đáng kể trên 2ha.

Từng được đặt nhiều kỳ vọng

KĐT sinh thái Đồng Mai từng được kỳ vọng là khu đô thị hiện đại làm thay đổi diện mạo phía tây thành phố. Dự án do công ty CP Đầu tư Phát triển Phong Phú làm chủ đầu tư với quy mô lên tới 226ha gồm nhiều dòng sản phẩm đa dạng như đất nền, biệt thự, liền kề... Dự án được định hướng phát triển theo hướng sinh thái, với hệ thống nhiều cây xanh và mật độ xây dựng chỉ vào khoảng 30%. Đây là khu sinh thái cảnh quan thiên nhiên kết hợp với khu dân cư cao cấp của TP.Hà Nội.

[KHỞI ĐĂNG LOẠT BÀI] Xử lý các dự án "treo" - Góc nhìn từ Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi - Ảnh 3
Tổng thể quy hoạch dự án Đồng Mai.

Theo giới thiệu của CĐT, KĐT sinh thái Đồng Mai ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và thu hút khách du lịch. Với ý tưởng thiết kế khu đô thị sinh thái đa năng, hàng loạt các tiện ích hiện đại đã được xây dựng như: Khu công viên rợp bóng cây xanh và hồ điều hòa không khí, Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Sân tập golf tiêu chuẩn quốc tế rộng 28 ha, Khu vui chơi đáp ứng nhu cầu giải trí cho mọi đối tượng, Trung tâm thời trang lớn nhất Đông Nam Á, Khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao, Vườn thú, Trường quốc tế đào tạo học viên. Làng nghề truyền thống lâu năm...

Thế nhưng, trên thực tế đến nay đã 15 năm trôi qua những điều tốt đẹp vẫn đang nằm trên giấy còn thực tế vẫn là một khu đất hoang hóa, sình lầy, cỏ dại mọc um tùm.

[KHỞI ĐĂNG LOẠT BÀI] Xử lý các dự án "treo" - Góc nhìn từ Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi - Ảnh 4
Sau 15 năm dự án vẫn bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên.

Cử tri và dư luận TP.Hà Nội cho rằng dự án chậm triển khai năng lực của CĐT có thật sự đủ điều kiện thực hiện siêu dự án … không chỉ gây cản trở cho việc phát triển cơ sở hạ tầng khu vực mà còn lãng phí tài nguyên đất đai vùng đất vàng ngay trung tâm quận Hà Đông.

Vậy trách nhiệm này thuộc về cơ quan chức năng, có thẩm quyền nào, liệu dự án có được thu hồi theo quy định của pháp luật để chuyển đổi sang các dự án phục vụ xã hội thiết thực hơn. Câu hỏi này xin dành cho lãnh đạo UBND TP.Hà Nội cũng như các cơ quan có thẩm quyền bộ nghành trung ương.

Tài nguyên đất đang bị sử dụng lãng phí

Ngày 9/3, phát biểu tại Tọa đàm Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam Tọa đàm, PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi Trường cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong cả nước. Với vai trò và chức năng nhiệm vụ của mình, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giao Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức Tọa đàm: "Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam".

Theo Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, phải mất hàng triệu năm phong hóa mới có thể hình thành được lớp đất màu mỡ, phì nhiêu. Thế nhưng hiện nay, rất nhiều diện tích đất phì nhiêu, bờ xôi ruộng mật bị chuyển đổi mục đích sử dụng một cách bất hợp lý và lãng phí.

"Trong khi nhiều quốc gia phải mua đất để canh tác nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, thì chúng ta lại sử dụng một cách lãng phí tài nguyên đất. Vậy phải làm thế nào để khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chúng ta vẫn giữ được lớp đất phì nhiêu quý giá ấy?. Đây là một trong số những vấn đề mà VIASEE muốn góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)", PGS.TS Trương Mạnh Tiến đặt vấn đề.

Còn nữa...

Nhóm Phóng viên

Bạn đang đọc bài viết Xử lý các dự án "treo" - Góc nhìn từ Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...