0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 03/12/2024 15:14 (GMT+7)

Hà Nội xác định 3 giai đoạn phát triển giao thông thông minh

Theo dõi KT&TD trên

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả trong giám sát giao thông bằng camera, giám sát các phương tiện vận tải bằng thiết bị giám sát hành trình, xây dựng một số ứng dụng phục vụ đỗ xe, tìm tuyến xe bus... Đây là những tiền đề đầu tiên để triển khai hệ thống giao thông thông minh

Ngày 3/12, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024, các chuyên gia đã thảo luận chuyên đề “Di chuyển xanh - thông minh cho đô thị thông minh, phát triển bền vững”.

Hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn

Chia sẻ về thực trạng giao thông, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Đỗ Việt Hải cho biết, hiện Thành phố có khoảng trên 8 triệu người, chưa bao gồm khoảng 1,2 - 1,5 triệu người từ các tỉnh, thành phố khác thường xuyên đến sinh sống, làm việc và học tập.

Cùng với đó là hơn 9,2 triệu phương tiện các loại, trong đó, Thành phố đang quản lý hơn 8 triệu phương tiện bao gồm 1,1 triệu ô tô, 6,9 triệu xe máy. Còn lại khoảng 1,2 triệu là phương tiện cá nhân từ các tỉnh khác lưu thông thường xuyên trên địa bàn Thủ đô. Trong cơ cấu phương tiện, xe máy chiếm trên 86% tổng số, tốc độ gia tăng từ 4 - 5%/năm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Với quy mô diện tích của thành phố khoảng 3.358,6 km2 và dân số của thành phố là khoảng trên 8 triệu người, Hà Nội được xác định là một trong những thành phố có nhu cầu đi lại, vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa rất lớn.

Hà Nội xác định 3 giai đoạn phát triển giao thông thông minh
Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội Đỗ Việt Hải chia sẻ về thực trạng giao thông của Hà Nội hiện nay.

Trong bối cảnh đó, Hà Nội đã dành ra nguồn lực rất lớn đầu tư cho hạ tầng giao thông, nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị của Hà Nội đến thời điểm này mới đạt khoảng 12,13% (theo quy hoạch là 20 - 26%); đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1% (theo quy hoạch là 3 - 4%). Đặc thù của Hà Nội là có rất nhiều ngõ, ngách giao cắt trên các tuyến đường, dẫn đến xung đột, bất cập về tổ chức giao thông…

Ông Đỗ Việt Hải nhấn mạnh, với quy mô diện tích rộng lớn và dân số ngày càng tăng, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại và xây dựng một hệ thống giao thông thông minh (ITS) trở nên cấp thiết. Điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng ùn tắc, giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường, mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người.

Đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Trong nhiều năm qua, Hà Nội bước đầu đã xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông vận tải theo quy hoạch, từng bước ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác quản lý, điều hành giao thông.

Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống giao thông vận tải hiện chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Tình trạng ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp, ùn ứ thường xuyên tại các nút giao thông có mật độ lưu thông lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây mất an toàn giao thông, ô nhiêm môi trường,..

Đó là những thách thức lớn với các cơ quan quản lý giao thông thành phố. Giải pháp hiệu quả cho những bài toán đó là ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý, điều hành giao thông. Đó chính là nội hàm của hệ thống giao thông thông minh, xu hướng phát triển của tất cả các hệ thống giao thông các nước”, ông Nguyễn Việt Hải nhận định.

Hà Nội xác định 3 giai đoạn phát triển giao thông thông minh
Toàn cảnh hội thảo.

Cũng theo ông Hải, trong những năm gần đây, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả trong giải pháp này như giám sát giao thông bằng camera, giám sát các phương tiện vận tải bằng thiết bị giám sát hành trình, xây dựng một sô ứng dụng phục vụ đỗ xe, tìm tuyến xe bus... Đây là những tiền đề đầu tiên đề triển khai hệ thống giao thông thông minh ITS trong thành phố.

3 giai đoạn phát triển

Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Đỗ Việt Hải, người dân là đối tượng hưởng lợi chính của toàn bộ đề án. Hệ thống giao thông thông minh đem lại cho người dân chất lượng dịch vụ tốt hơn, nâng cao vai trò người dân trong tham gia vào công việc quản lý, điều hành giao thông thành phố. Người dân được đảm bảo nhận biết thông tin đầy đủ về hệ thống giao thông, người dân được tương tác với cơ quan quản lý, cung cấp thông tin giao thông, phản ánh các sự cố, đề nghị trợ giúp, ...

Còn đối với doanh nghiệp, ông Hải cho rằng: Hệ thống giao thông thông minh giúp các doanh nghiệp vận chuyển nguyên, vật liệu, hàng hóa, sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí,... Đặc biệt, hệ thống giao thông thông minh tạo ra nguồn dữ liệu số mới, khổng lồ, là nguồn tài nguyên mới cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm.

Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Đỗ Việt Hải chia sẻ, theo kinh nghiệm thế giới, thì việc phát triển hệ thống ITS được hình thành phát triển qua 3 giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn kiện toàn hình thành; giai đoạn mở rộng và phát triển và giai đoạn phát triển bền vững.

Trên cơ sở đánh giá thực tiễn của thành phố kết hợp với ý kiến góp ý của 3 tập đoàn lớn (VNPT; Viettel; FPT) đề xuất lộ trình phát triển cho hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo 3 giai đoạn.

Hà Nội xác định 3 giai đoạn phát triển giao thông thông minh
Hạ tầng giao thông Hà Nội.

Giai đoạn 1 (năm 2025 – năm 2027), Hà Nội tiến hành xây dựng Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông minh, tích hợp: Đảm bảo các nền tảng dùng chung (Bản đồ số, Big Data, IoT, Clound, ... + Kết nối các nguồn dữ liệu giao thông (camera, VOV, CATP, GPS, ...)

Trong đó thực hiện 9 chức năng: Giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.

Lắp đặt các thiết bị ngoại vi (camera, đèn tín hiệu, bảng báo điện tử) cho 55 nút trên các tuyến vành đai 1,2,3 và các trục xuyên tâm; hoàn thiện Trung tâm quản lý, điều hành giao thông thành phố thông minh, tích hợp: Nâng cấp, cập nhật, mở rộng 12 chức năng.

Phát triển các ứng dụng hệ thống giao thông thông minh gia tăng giá trị dữ liệu số. Mở rộng phạm vi triển khai lắp đặt các thiết bị ITS ngoại vi cho 300 nút và vị trí trên toàn địa bàn thành phố

Giai đoạn 2 (năm 2028 – năm 2030) sẽ hoàn thiện Trung tâm quản lý, điều hành giao thông thành phố thông minh, tích hợp: Tích hợp toàn bộ các hoạt động quản lý, điều hành giao thông thành phố; bổ sung 3 chức năng: quản lý vận tải; quản lý nhu cầu (thu phí nội đô); mô phỏng giao thông; mở rộng phạm vi triển khai lắp đặt các thiết bị ITS ngoại vi cho 150 nút và vị trí bao phủ toàn bộ các tuyến Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 3, và các tuyến trục chính đô thị, các tuyến hướng tâm...

Giai đoạn 3 (sau năm 2030), Hà Nội sẽ hoàn thiện Trung tâm quản lý, điều hành giao thông thành phố thông minh, tích hợp: Nâng cấp, cập nhật, mở rộng 12 chức năng. Phát triển các ứng dụng hệ thống giao thông thông minh gia tăng giá trị dữ liệu số. Mở rộng phạm vi triển khai lắp đặt các thiết bị ITS ngoại vi cho 300 nút và vị trí trên toàn địa bàn thành phố.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội xác định 3 giai đoạn phát triển giao thông thông minh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cảnh báo chiêu lừa mua vé chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”
Trước sức hút của hai chương trình âm nhạc lớn là “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Anh Trai Say Hi”, nhiều fan hâm mộ không thể đăng ký mua được vé khi Ban Tổ chức mở bán, nên đã phải tìm mua lại vé trên mạng. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị lừa đảo, khiến nhiều người bị mất tiền.
Matcha: Bí mật thiên nhiên chinh phục Gen Z
Matcha không chỉ là thức uống "hot" của Gen Z mà còn mang lại hàng loạt lợi ích sức khỏe bất ngờ. Từ cải thiện trí nhớ, tăng cường sự tỉnh táo, đến giảm căng thẳng và hỗ trợ tim mạch, matcha là lựa chọn lý tưởng cho một cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

Tin mới

Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Thị trường vốn cần “đòn bẩy” từ quỹ bảo hiểm, hưu trí
Để nâng tầm thị trường vốn Việt Nam, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển mô hình Quỹ hưu trí tự nguyện, đồng thời thúc đẩy người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa gia tăng khả năng huy động vốn một cách bền vững.