0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 24/03/2025 13:57 (GMT+7)

Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành thẩm định dự án cầu Tứ Liên

Theo dõi KT&TD trên

Tổ công tác liên ngành sẽ do Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì và có nhiệm vụ xem xét, thẩm định các nội dung liên quan đến dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên.

Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành thẩm định dự án cầu Tứ Liên
Phối cảnh thiết kế cầu Tứ Liên.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1646/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành nhằm thẩm định các dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa).

Theo quyết định, Tổ công tác sẽ do ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội làm Tổ trưởng, với 10 thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan gồm: Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa và Thể thao, Viện Quy hoạch xây dựng, cùng UBND các quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Đông Anh.

Bên cạnh đó, tổ còn có 5 cán bộ thuộc Sở Xây dựng Hà Nội đảm nhận vai trò thư ký, hỗ trợ công tác thẩm định.

Dự án cầu Tứ Liên gồm có 4 dự án thành phần, trong đó có 3 dự án giải phóng mặt bằng (mỗi quận, huyện một dự án) và 1 dự án đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu tư dự kiến là 20.171 tỷ đồng, sử dụng nguồn ngân sách thành phố. Dự kiến, dự án cầu Tứ Liên sẽ chính thức khởi công vào ngày 19/5/2025.

Tổ công tác liên ngành sẽ do Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì và có nhiệm vụ xem xét, thẩm định các nội dung liên quan đến dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên. Các cơ quan, đơn vị thành viên sử dụng con dấu riêng để ban hành văn bản góp ý, gửi về Sở Xây dựng trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ, nhằm tổng hợp và báo cáo UBND TP. Hà Nội. Đồng thời, tổ công tác phải tham dự đầy đủ các phiên họp, đóng góp ý kiến và biểu quyết về các nội dung thẩm định.

Các thành viên trong tổ chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND TP. Hà Nội và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về ý kiến thẩm định và quyết định biểu quyết của mình. Khi có yêu cầu, các thành viên phải thực hiện trách nhiệm giải trình liên quan đến các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị và địa phương mình phụ trách.

UBND TP. Hà Nội cũng giao chủ đầu tư các dự án thành phần trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác thẩm định, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Đồng thời, chủ đầu tư phải giải trình, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của tổ công tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND TP. Hà Nội về hồ sơ dự án cũng như báo cáo nghiên cứu khả thi.

Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên sẽ triển khai trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Long Biên và huyện Đông Anh, với tổng chiều dài khoảng 5,15 km, thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2027.

Dự án càu Tứ Liên gồm có 4 dự án thành phần, trong đó có 3 dự án giải phóng mặt bằng (mỗi quận, huyện một dự án) và 1 dự án đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu tư dự kiến là 20.171 tỷ đồng, sử dụng nguồn ngân sách thành phố. Dự kiến, dự án cầu Tứ Liên sẽ chính thức khởi công vào ngày 19/5/2025.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành thẩm định dự án cầu Tứ Liên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.