0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 10/03/2025 19:54 (GMT+7)

Hà Nội sẽ công khai thông tin các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm mất an toàn

Theo dõi KT&TD trên

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tuyên truyền công tác an toàn thực phẩm năm 2025, nhằm tạo chuyển biến thực chất về nhận thức cho chính quyền và nhân dân Thủ đô.

Theo đó, thành phố Hà Nội sẽ công khai thông tin các doanh nghiệp, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm mất an toàn; doanh nghiệp, cá nhân đã bị các cơ quan chức năng xử phạt, nhắc nhở mà vẫn tiếp tục vi phạm…

Đây là một trong những điểm được nhấn mạnh trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm của Thành phố năm nay. Công tác tuyên truyền cũng sẽ hướng đến người dân nhiều hơn, khuyến cáo người dân không tiêu thụ thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng.

Hà Nội sẽ công khai thông tin các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm mất an toàn
Ảnh minh họa.

Cụ thể, phổ biến kiến thức, kỹ năng thực hành đúng về an toàn thực phẩm cho người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc và không bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; đề cao yếu tố đạo đức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Kế hoạch cũng yêu cầu tuyên truyền về thực trạng công tác an toàn thực phẩm và công tác triển khai thực hiện các giải pháp; kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm; thông tin công khai và đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.

Tuyên truyền các tấm gương điển hình của các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân làm tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, biểu dương kịp thời các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; đồng thời, có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

Công khai thông tin các doanh nghiệp, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm mất an toàn, đã bị các cơ quan chức năng xử phạt, nhắc nhở; tiếp tục công khai thông tin nhắc nhở đến khi các đơn vị đó đã khắc phục, sửa đổi, bảo đảm an toàn thực phẩm...

Bên cạnh sở Y tế, các cơ quan như Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Văn hóa và Thể thao cũng được yêu cầu phối hợp trong công tác kiểm tra, tuyên truyền.

T.An (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội sẽ công khai thông tin các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm mất an toàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.