0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 30/07/2023 07:51 (GMT+7)

Doanh nghiệp 'sốc' trước định mức chi phí tái chế nghìn tỷ

Theo dõi KT&TD trên

Ước tính, các doanh nghiệp sẽ phải đóng khoảng 6.000 tỷ đồng/năm chi phí tái chế giấy, nhựa và kim loại, chưa tính các loại bao bì khác. Mức phí trên được cho là cao hơn cả các nước phát triển.

Tại Hội thảo góp ý về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu ở Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức gần đây, đại diện các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp đều cho rằng, định mức chi phí tái chế trong Dự thảo Đề xuất định mức chi phí tái chế đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (gọi tắt là Fs) và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ tái chế và xử lý chất thải (Dự thảo) còn khá cao và bất hợp lý.

Doanh nghiệp sốc trước định mức chi phí tái chế nghìn tỷ
Các doanh nghiệp tham gia hội thảo lấy ý kiến về định mức chi phí tái chế sáng 28/7, tại TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: CAND).

Ông James Ollen, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (AmCham Việt Nam) thông tin: Fs trong Dự thảo còn cao hơn nhiều mức trung bình Fs của 13 nước Tây Âu. Định mức chi phí tái chế cao sẽ dẫn đến việc giá cả hàng hóa tăng cao, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

Ông James Ollen kiến nghị các bao bì, sản phẩm có giá trị tái chế cao chỉ nên để hệ số 0,1 để hỗ trợ việc thu gom, tái chế ở vùng sâu, vùng xa, nhưng không nên cao hơn mức này.

Đồng quan điểm, đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho rằng: Dự thảo ngày 26/7/2023 đã có điều chỉnh giảm một số điểm so với Dự thảo ngày 27/4/2023 trước đó, nhưng một số định mức chi phí tái chế Fs vẫn cao hơn cả mức Fs trung bình của 14 nước Tây Âu là các nước rất phát triển và có chi phí đắt đỏ, như Fs Dự thảo của nhôm cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần.

Với dự thảo ngày 26/7/2023, theo tính toán của các hiệp hội, chỉ riêng 3 loại bao bì chính là giấy, nhựa và kim loại, các doanh nghiệp sẽ phải đóng phí tái chế ước tính 6.127 tỷ mỗi năm, chưa kể phí tái chế cho nhiều loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác. Đây là một khoản chi phí rất lớn, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy giá sản phẩm tăng cao, đặc biệt là trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay. Riêng 6 tháng đầu năm đã có đến 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, số người thất nghiệp đã lên tới 1,07 triệu người.

Các hiệp hội và doanh nghiệp nhấn mạnh, thực tế có nhiều loại bao bì có giá trị tái chế cao hơn chi phí tái chế, như kim loại, giấy carton, nhựa cứng… đang được tái chế gần như hoàn toàn. Các loại này không có nguy cơ đến môi trường, các nhà tái chế chính thức đều đang có lãi mà không cần phải hỗ trợ.

Mức Fs cao của các vật liệu này khiến các doanh nghiệp và 100 triệu người dân đang khó khăn phải hỗ trợ cho vài chục nhà tái chế đang có lãi, trong khi không có lợi ích gì thêm cho môi trường, rõ ràng là chưa phù hợp.

Doanh nghiệp sốc trước định mức chi phí tái chế nghìn tỷ
Dù đã có nhiều thay đổi, song định mức chi phí Fs vẫn ở mức cao.

Bà Huỳnh Thị Mỹ - Tổng thư ký VPA, thông tin năm 2022 Việt Nam tiêu thụ 9,2 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trong đó nhóm bao bì chiếm 38%. Tuy nhiên, ngành tái chế nhựa Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu, đang gặp nhiều khó khăn. Ngành bao bì nhựa là ngành gia công với công nghệ đơn giản, dễ làm nên biên lợi nhuận rất thấp, chỉ xoay quanh khoảng 5%. Với định mức chi phí tái chế như dự thảo thì chỉ riêng tiền đóng góp tái chế đã chiếm gần 40% lợi nhuận của doanh nghiệp. Lãi đã ít, đóng góp lại lớn, ngành nhựa đứng trước nguy cơ chưa kịp lớn đã teo tóp.

"Lãi đã ít, đóng góp lại lớn, ngành nhựa Việt nam đứng trước nguy cơ chưa kịp lớn đã teo tóp" - bà Mỹ nói.

Trong khi đó, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch VBA cho rằng, dù dự thảo ngày 26/7 đã có điều chỉnh giảm một số định mức chi phí tái chế nhưng định mức tái chế (Fs) của Việt Nam vẫn cao hơn trung bình 14 nước Tây Âu là các nước rất phát triển. Ví như Fs dự thảo của nhôm cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần.

"Fs cao và bất hợp lý nếu được ban hành sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của doanh nghiệp. Đặc biệt trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay khi riêng 6 tháng đầu năm đã có đến 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, và số người thất nghiệp đã lên tới 1,07 triệu người" - bà Vân Anh nhấn mạnh.

Trong khi đó, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch VBA cho rằng, dù dự thảo ngày 26/7 đã có điều chỉnh giảm một số định mức chi phí tái chế nhưng định mức tái chế (Fs) của Việt Nam vẫn cao hơn trung bình 14 nước Tây Âu là các nước rất phát triển. Ví như Fs dự thảo của nhôm cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần.

"Fs cao và bất hợp lý nếu được ban hành sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của doanh nghiệp. Đặc biệt trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay khi riêng 6 tháng đầu năm đã có đến 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, và số người thất nghiệp đã lên tới 1,07 triệu người" - bà Vân Anh nhấn mạnh.

Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường, bắt đầu từ 01/01/2024, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện EPR. Để thực hiện trách nhiệm này, doanh nghiệp được lựa chọn hình thức tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế.

Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức Fs cụ thể cho từng loại sản phẩm, bao bì với chu kỳ điều chỉnh 3 năm một lần.

Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Hoàng Hậu

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp 'sốc' trước định mức chi phí tái chế nghìn tỷ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...