0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 12/07/2024 16:43 (GMT+7)

Điều kiện, thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

Theo dõi KT&TD trên

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 25/2024/TT-NHNN quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.

Điều kiện, thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng
Ảnh minh họa.

Thông tư 25/2024/TT-NHNN áp dụng đối với Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính chuyên ngành (gọi chung là tổ chức tín dụng); các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của tổ chức tín dụng.

Điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

Điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty con quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 1 Thông tư này (trừ công ty con là công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản):

Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có nội dung hoạt động góp vốn, mua cổ phần.

Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng trong 24 tháng liền kề trước tháng đề nghị và tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần.

Đảm bảo tuân thủ giới hạn góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng trong 24 tháng liền kề trước tháng đề nghị và tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần.

Giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm đề nghị và tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần không thấp hơn mức vốn pháp định.

Kết quả hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm đề nghị đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập.

Không bị xử phạt vi phạm hành chính về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, góp vốn, mua cổ phần trong 12 tháng liền kề trước tháng đề nghị.

Có tỷ lệ nợ xấu theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhỏ hơn 3% trong 12 tháng liền kề trước tháng đề nghị.

Đảm bảo có cơ cấu tổ chức quản lý; số lượng thành viên, cơ cấu, nhiệm kỳ Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tuân thủ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm đề nghị.

Thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng lập 1 bộ hồ sơ theo quy định, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến trụ sở chính NHNN (Bộ phận Một cửa). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, NHNN có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng bổ sung hồ sơ.

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN hoặc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của tổ chức tín dụng; trường hợp không chấp thuận, NHNN, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận, tổ chức tín dụng phải hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng chưa hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần thì văn bản chấp thuận của NHNN, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đương nhiên hết hiệu lực.

Lê Đức

Bạn đang đọc bài viết Điều kiện, thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.