0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 17/12/2023 08:35 (GMT+7)

Điều chỉnh lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt

Theo dõi KT&TD trên

Theo quy định mới, các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2024.Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01/01/2020 đến ngày 31/12/2025 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2025.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt và Nghị định 01/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2018/NĐ-CP.

Theo đó, Nghị định 91/2023/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 1 Nghị định số 01/2022/NĐ-CP về lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt.Cụ thể, theo Nghị định số 01/2022/NĐ-CP, lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt thực hiện như sau:

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng trước ngày 31/12/2018 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2023.Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2024.Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01/01/2020 đến ngày 31/12/2025 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2025.Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 01/01/2026 không được kéo dài thời gian hoạt động.Lộ trình trên được Nghị định 91/2023/NĐ-CP sửa đổi như sau: Các phương tiện hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định này được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2030.

Điều chỉnh lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt

(Ảnh minh họa)

Việc kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt nhằm hỗ trợ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải đường sắt trong điều kiện khó khăn không có nguồn vốn đầu tư, tận dụng các phương tiện giao thông đường sắt sắp hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, điều kiện khai thác an toàn, cần có giải pháp tháo gỡ theo hướng kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt. Thời gian kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt được thực hiện theo kế hoạch xây dựng dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), tháng 10/2025 trình dự thảo để Quốc hội thông qua và dự kiến có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2027.

Ngoài ra, Nghị định 91/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi điểm b, đ khoản 3 Điều 12 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP về hồ sơ và trình tự thực hiện chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang trong trường hợp đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống.

Theo đó, chủ đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trên môi trường điện tử đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp gửi trên môi trường điện tử, hồ sơ đề nghị gồm bản sao điện tử của các tài liệu quy định tại điểm a khoản này và thực hiện trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Giao thông vận tải hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Việt Nam là quốc gia được đánh giá có hệ thống đường sắt sớm nhất khu vực Đông Nam Á, với tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng vào năm 1881 (71 km nối Sài Gòn với Mỹ Tho). Đến năm 1936, đường sắt tăng gấp 37 lần (2.600 km) xuyên suốt ba miền đất nước. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm qua, đường sắt hiện đang bị tụt hậu, hiệu quả khai thác thương mại ở mức rất thấp.

Đường sắt quốc gia hiện nay đi qua 34 tỉnh/thành phố, gồm 7 tuyến chính: Hà Nội-TP Hồ Chí Minh, Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Đồng Đăng, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Quán Triều, Kép Lưu Xá, Kép-Hạ Long và một số tuyến nhánh như Bắc Hồng-Văn Điển, Phủ Lý-Thịnh Châu, Cầu Giát-Nghĩa Đàn, Diêu Trì-Quy Nhơn, Bình Thuận-Phan Thiết, Phố Lu-Xuân Giao, Mai Pha-Na Dương, Chí Linh-Phả Lại, Đa Lạt-Trại Mát. Tổng chiều dài 3.143km với 297 ga. Đường sắt có 3 khổ: 1000mm chiếm 85%; khổ 1.435mm chiếm 6%; khổ lồng 1.000mm và 1.435mm chiếm 9%. Mật độ đường sắt đạt khoảng 7,9km/1000km2.

TÚ QUYÊN

Bạn đang đọc bài viết Điều chỉnh lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.

Tin mới

Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.