0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 17/08/2023 15:39 (GMT+7)

Đề xuất hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp trốn đóng BHXH

Theo dõi KT&TD trên

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thừa nhận tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm.

Tiếp tục phiên họp thứ 25, sáng 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trình bày tờ trình về dự án luật, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, một trong những điểm mới tại dự thảo luật là bổ sung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và BHXH tự nguyện nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, quy định này nhằm hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi BHXH theo hướng cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH và cơ quan quản lý Quỹ BHXH có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi BHXH. Đặc biệt, chính sách được bổ sung nhằm kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, trục lợi chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

Từ thực tiễn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, cơ quan BHXH và các cơ quan liên quan đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH và cũng đã có những chuyển biến tích cực nhất định.

"Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận một thực trạng là tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.

Tình trạng chậm đóng trốn đóng BHXH vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp địa phương
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Ảnh: quochoi.vn)

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có việc chưa xác định, quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, các giải pháp, biện pháp xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Vì thế, dự thảo luật bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan trong xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng trốn đóng BHXH.

Theo đó, các chế tài được đề xuất gồm có quy định nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng (như lĩnh vực thuế); quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên; quyết định hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 12 tháng trở lên.

Ngoài ra, cơ quan BHXH có thể kiến nghị khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, dự thảo Luật đã bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, đối với người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng không thể đóng đúng thời hạn quy định do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng (thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ…), thì cần cân nhắc không xác định trường hợp này là trốn đóng BHXH bắt buộc.

Về quy định: “Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 12 tháng trở lên”, cơ quan thẩm tra cho rằng đây là vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân, Luật hiện hành quy định bị xử phạt hành chính.

Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam cũng có quy định sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà bỏ trốn.

“Trường hợp này khi chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người trốn đóng BHXH bắt buộc mà đã quy định tạm hoãn xuất cảnh thì cần phải cân nhắc kỹ, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị.

Ủy ban Xã hội cũng đề nghị cân nhắc việc "ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên", vì đây là vấn đề liên quan tới toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quan điểm của cơ quan thẩm tra, nếu không được sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp có thể phải ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động.

Anh Đào

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp trốn đóng BHXH. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.