0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 03/08/2023 07:44 (GMT+7)

Đề xuất mới về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã có Tờ trình Chính phủ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Bộ LĐTB&XH đã có Tờ trình Chính phủ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), trong đó đề xuất căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đề xuất mới về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Bộ LĐTB&XH đề xuất tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ quy định.

Trên cơ sở góp ý từ các Ban, Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, tập đoàn, công ty hiệp hội DN, Bộ LĐTB&XH đề xuất: Bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố; cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Đây là cơ sở quy định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với những đối tượng không hưởng tiền lương (chủ hộ kinh doanh; người quản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;…), đặc biệt cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm tham gia đối với đối tượng người lao động làm việc không trọn thời gian.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với khu vực ngoài nhà nước (người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định) cơ bản kế thừa quy định hiện hành.

Tuy nhiên, Bộ LĐTB&XH đề xuất quy định cụ thể hơn theo hướng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng, bao gồm: Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương. Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định chi tiết nhằm xác định cụ thể các khoản phải đóng, không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; việc xác định tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp thỏa thuận trả lương theo giờ, ngày, tuần và theo sản phẩm, khoán.

Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bộ LĐTB&XH dựa trên 2 cơ sở: Cơ sở chính trị (Nghị quyết số 28-NQ/TW) sửa đổi quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực DN ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động để khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng đến khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội và quyền lợi của người lao động.

Cơ sở thực tiễn là tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022 của người lao động là 5,73 triệu đồng/tháng, chiếm khoảng 75% thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương. Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành chỉ có quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao nhất nhưng chưa có quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất.

Mặc dù hiện nay quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tương đối đầy đủ tại các văn bản quy định chi tiết luật. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm xã hội quy định chung, chưa nêu rõ nên còn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng các văn bản quy định chi tiết và quá trình triển khai trong thực tiễn.

Hoàng Hậu

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất mới về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.