0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 27/03/2025 07:17 (GMT+7)

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu 3 mặt hàng ô tô

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với ô tô thuộc 3 mã hàng HS 8703.23.63, 8703.23.57, 8703.24.51.

Việc ban hành Nghị định nhằm mục đích góp phần cải thiện cán cân thương mại đối với các Đối tác thương mại toàn diện; khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu, tạo sức mua cho người tiêu dùng thuế; đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp.

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu 3 mặt hàng ô tô - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các mặt hàng ô tô thuộc mã HS 8703.23.63, 8703.23.57, 8703.24.51.

Chính sách thuế hiện hành đối với Mã HS 8703.23.63: Ô tô chở người có khoang chở hành lý chung và ô tô thể thao nhưng không kể ô tô thể thao, loại 4 bánh chủ động, dung tích xi lanh trên 2000cc nhưng không quá 2500 cc. Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) năm 2024 là 40,8 triệu USD, trong đó KNNK chịu thuế MFN là 11,8 triệu USD (chiếm 29%) và KNNK FTA là 29 triệu USD (chiếm 71%). Thuế suất thuế nhập khẩu MFN là 64%. Cam kết trần WTO là 70%. Thuế TTĐB là 50%, thuế BVMT không thu, thuế GTGT là 10%.

Mã HS 8703.23.57: Ô tô kiểu sedan có dung tích xilanh trên 2000 cc nhưng không quá 2500cc. Tổng KNNK năm 2024 là 13,23 triệu USD, trong đó không có KNNK chịu thuế MFN và KNNK FTA là 13,23 triệu USD (chiếm 100%). Thuế suất thuế nhập khẩu MFN là 64%. Cam kết trần WTO là 70%. Thuế TTĐB là 50%, thuế BVMT không thu, thuế GTGT là 10%.

Mã HS 8703.24.51: Ô tô khác loại 4 bánh chủ động. Tổng KNNK năm 2024 là 71,29 triệu USD, trong đó KNNK chịu thuế MFN là 8,1 triệu USD (chiếm 11,36%) và KNNK FTA là 63,19 triệu USD (chiếm 88,64%). Thuế suất thuế nhập khẩu MFN là 45%. Mức cam kết trần WTO là 47%. Thuế TTĐB là 90%, 110%, 130%, 150% tùy theo dung tích xi lanh; thuế BVMT không thu, thuế GTGT là 10%.

Về tình hình sản xuất trong nước, Bộ Tài chính cho biết, tính đến năm 2024, quy mô thị trường ô tô Việt Nam khoảng 510.000 xe/năm, trong đó sản lượng sản xuất, lắp ráp trong nước là 338.000 xe/năm và sản lượng nhập khẩu là hơn 173.000 xe/năm (nhập khẩu chủ yếu từ các nước ASEAN đang áp dụng mức thuế suất FTA là 0%). Quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn nhỏ so với các nước trong khu vực. Theo Bộ Công Thương, dự kiến đến năm 2030, tổng tiêu thụ ô tô vào khoảng 1 đến 1,1 triệu chiếc. Như vậy, trong 05 năm tới phải đạt mục tiêu tiêu thụ gấp đôi so với hiện tại.

Các doanh nghiệp trong nước hiện nay chủ yếu sản xuất, lắp ráp các loại xe có dung tích xi lanh thấp (từ 2.000cc trở xuống) để phục vụ đa số nhu cầu của người dân Việt Nam.

KNNK của cả 03 dòng thuế ô tô này đều nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là Thái Lan (thuộc Hiệp định ATIGA), Nhật Bản (thuộc Hiệp định CPTPP). Theo đó việc giảm thuế MFN có thể tác động làm tăng dịch chuyển thương mại, người dân tiếp cận được các sản phẩm xe cao cấp có mức giá phù hợp hơn, tuy nhiên thực tế chuyển dịch thương mại đối với ô tô còn phụ thuộc vào thị hiếu, giá cả, dịch vụ sau bán hàng, mức tiêu hao nhiên liệu và ngoài ra, xe còn là tài sản lớn nên người dân Việt Nam có thói quen mua xe theo loại phổ cập. Đồng thời, trong nước cơ bản không sản xuất các dòng xe dung tích xi lanh cao này.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57, từ 64% xuống 32% gần bằng mức thuế suất cam kết CPTPP năm 2025 và mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32% để thống nhất mức thuế của 3 mã HS trên.

Thực hiện theo phương án này dự kiến giảm số thu ngân sách nhà nước khoảng 8,81 triệu USD tính theo KNNK chịu thuế MFN năm 2024, nhưng mức này có thể thấp hơn nếu số lượng nhập khẩu tăng lên từ các nước MFN thay cho nhập từ ASEAN.

Quang Đức

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất giảm thuế nhập khẩu 3 mặt hàng ô tô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điểm lại “biến động” lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng
Lãi suất cho vay mua nhà thuộc nhóm NHNN và ngân hàng thương mại trong quý I đã có sự thay đổi sau chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đối với gói hỗ trợ vay bất động sản hầu hết các ngân hàng nhập cuộc với chương trình cho vay mua nhà với lãi suất thấp, đặc biệt hướng đến nhóm khách hàng trẻ.
KienlongBank tiếp tục giảm sâu lãi suất cho vay
Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân phát triển đời sống, KienlongBank cho ra mắt gói vay ưu đãi phục vụ đời sống với mức lãi suất giảm sâu để khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý
Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.

Tin mới

Điểm lại “biến động” lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng
Lãi suất cho vay mua nhà thuộc nhóm NHNN và ngân hàng thương mại trong quý I đã có sự thay đổi sau chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đối với gói hỗ trợ vay bất động sản hầu hết các ngân hàng nhập cuộc với chương trình cho vay mua nhà với lãi suất thấp, đặc biệt hướng đến nhóm khách hàng trẻ.
Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên gặp không ít “rào cản” để mở rộng phát triển như thiếu vốn, thiếu kết nối, thiếu sự đổi mới công nghệ… Thậm chí, không ít doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn”.
Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025
Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên SP.