0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 06/10/2024 07:37 (GMT+7)

Đề xuất cơ chế đặc biệt Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam

Theo dõi KT&TD trên

Để triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thủ tướng cho rằng cần đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc diễn ra vào ngày 5/10.

Đề xuất cơ chế đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam - Ảnh 1
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, quản lý, vận hành đường sắt… - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo lãnh đạo Chính phủ, cần rà soát và đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt cho triển khai dự án, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, các chính sách linh hoạt về đất đai, giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng…

Cơ chế thông thoáng, thủ tục rút gọn, thi công rút ngắn, là phương châm được Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu đề xuất cơ chế huy động, đa dạng hóa các nguồn lực, gồm nguồn lực đầu tư công của Trung ương, địa phương, nguồn lực từ vốn vay, phát hành trái phiếu và những nguồn lực hợp pháp khác, nhất là trong xây dựng, vận hành nhà ga….

Về tổ chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã thành lập Tổ công tác, Bộ GTVT cần lập tổ giúp việc chuyên trách xây dựng, triển khai dự án với các nhân sự có chất lượng tốt nhất. Ông giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo triển khai chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Lưu ý đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, quản lý, vận hành đường sắt, Thủ tướng cho rằng để triển khai đầu tư dự án, phải có cách làm mới với quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, "chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Cũng tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận về việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc gồm các tuyến: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.

Dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài 1.541km, quy mô đường đôi khổ 1.435mm. Dự án được thiết kế với tốc độ 350km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa.

Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TPHCM).

Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tính toán sơ bộ xác định tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỷ USD.

Thủ tướng lưu ý đánh giá tác động tới nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách và phân tích rõ hiệu quả của dự án, không chỉ về mặt kinh tế, mà phải đánh giá hiệu quả tổng hợp, góp phần nâng cao tiềm lực, vị thế của đất nước, giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và nền kinh tế…

"Cần nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam với hướng tuyến thẳng nhất có thể, tránh các khu dân cư lớn để vừa không phải giải phóng mặt bằng nhiều, vừa tiết kiệm kinh phí, vừa triển khai nhanh, vừa tạo không gian phát triển mới", Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông cũng yêu cầu quy hoạch, bố trí các ga và xây dựng các ga phù hợp theo hướng hiện đại, tầm nhìn xa, nhưng tránh lãng phí, phát huy công năng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng các địa phương và cả khu vực.

Tuyến đường sắt này phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, đảm bảo tính kết nối với các hạ tầng, phương thức giao thông khác, như hàng không, hàng hải, theo yêu cầu của Thủ tướng.

Dự án cũng cần có khả năng kết nối hành lang kinh tế trong nước và kết nối với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia…

Thủ tướng yêu cầu rà soát lại suất đầu tư, sơ bộ tổng mức đầu tư đảm bảo chính xác nhất có thể.

Duy Khánh

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất cơ chế đặc biệt Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Việt Nam có đủ điều kiện để làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một trong những dự án quan trọng được nhiều người kỳ vọng. Với chiều dài hơn 1.500 km, tuyến đường sắt này không chỉ giúp cải thiện hệ thống giao thông vận tải mà còn cung cấp phát triển kinh tế, kết nối các khu vực và giảm tải áp lực cho hệ thống đường bộ.
Miễn phí sử dụng đường bộ cao tốc cho 10 đối tượng
Theo Nghị định số 130/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/10/2024) quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.

Tin mới

Bà Rịa - Vũng Tàu lọt “top” tăng giá bất động sản
Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan.com.vn nhìn nhận mức độ quan tâm đến nghỉ dưỡng Bà Rịa – Vũng Tàu có hồi phục nhưng trong tương lai thị trường du lịch, nghỉ dưỡng địa phương này còn nhiều thách thức để đáp ứng kỳ vọng người tiêu dùng.
Dự báo CPI tháng 10/2024 tăng 0,3%
Mặc dù nhiều lĩnh vực bị thiệt hại bởi bão lũ, nhưng hoạt động đầu tư, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước trong tháng 9/2024 vẫn diễn ra khá tích cực và sôi động.
Thị trường rau quả tháng 9/2024 và dự báo
Trong tháng 9/2024, thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng thu hoạch một số loại trái cây ở các tỉnh phía Bắc, nhưng tính chung 9 tháng năm 2024 sản lượng các loại trái cây chủ lực của cả nước vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023 nhờ diện tích thu hoạch tăng.
Chiến lược nâng cao vị thế cho HTX chè Việt Nam trên thị trường quốc tế
Mặc dù Việt Nam được xem là một trong những "vựa chè" lớn của thế giới, nhiều hợp tác xã (HTX) vẫn gặp khó khăn trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu. Phần lớn sản phẩm chè vẫn chỉ dừng lại ở dạng thô, chưa đủ khác biệt và độc đáo để tạo dấu ấn rõ nét trên thị trường quốc tế.
Việt Nam có đủ điều kiện để làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một trong những dự án quan trọng được nhiều người kỳ vọng. Với chiều dài hơn 1.500 km, tuyến đường sắt này không chỉ giúp cải thiện hệ thống giao thông vận tải mà còn cung cấp phát triển kinh tế, kết nối các khu vực và giảm tải áp lực cho hệ thống đường bộ.
Hà Nội: Đấu giá thành công 27 thửa đất ở tại Hà Đông
Ngày 19/10, UBND quận Hà Đông (Hà Nội) phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 Quốc gia tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 27 thửa đất tại phường Phú Lương, Yên Nghĩa, Dương Nội. Phó Chủ tịch UBND quận Trần Thị Lương An tham dự phiên đấu giá.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Chiều 19//10, tại Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị với lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh tham dự Hội nghị.
Cuộc đổ bộ của ẩm thực Trung Quốc: Đông Nam Á "ngập" trong đồ ăn giá rẻ
Thị trường ẩm thực Đông Nam Á đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thương hiệu F&B từ Trung Quốc. Với chiến lược giá rẻ cùng mạng lưới nhượng quyền rộng khắp, các "ông lớn" như Mixue, Haidilao đang dần chiếm lĩnh thị phần, đồng thời đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp địa phương.