0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 17/11/2024 16:58 (GMT+7)

Đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế

Theo dõi KT&TD trên

Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước; thực hiện quyết liệt các biện pháp thu ngân sách nhà nước năm 2024, phấn đấu vượt ít nhất thêm 15% dự toán Quốc hội giao.

Theo đó, tại Nghị quyết số 218/NQ-CP nêu rõ: Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn để phân tích, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; cập nhật các kịch bản về tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn để phục vụ chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện. Phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác, thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước; thực hiện quyết liệt các biện pháp thu ngân sách nhà nước năm 2024. Ảnh minh hoa- IT
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước; thực hiện quyết liệt các biện pháp thu ngân sách nhà nước năm 2024. Ảnh minh hoa- IT

Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu. Triệt để cắt giảm chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển, nhất là các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, thiết yếu. Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá cả theo quy định của pháp luật và phù hợp thị trường để kiểm soát, bình ổn giá cả, thị trường. Triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai, niêm yết, công khai thông tin về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản và thúc đẩy xuất khẩu nông sản; thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu nguồn cung lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: Tập trung nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp đồng bộ, hiệu quả để kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, khai thác xu hướng tiêu dùng cuối năm 2024 và đầu năm 2025. Tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, phòng, chống gian lận xuất xứ, buôn lậu; chủ động, kịp thời triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước theo quy định.

Thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường lớn, giàu tiềm năng đối với các sản phẩm có thế mạnh, nhất là các thị trường lớn ở Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ La-tinh, các nước Pakistan, Ai Cập…; thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh, kịp thời các tiêu chuẩn mới của các thị trường xuất khẩu trên cơ sở kết quả các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao, tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do mới./.

Bùi Quốc Dũng

Bạn đang đọc bài viết Đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tăng hiệu quả quản lý, hoạt động của Quỹ phát triển đất
Để đảm bảo việc quản lý, tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương đã ban hành liên quan đến quy định về Quỹ phát triển đất (nếu có)
Tỷ giá USD hôm nay (15/11): Đồng USD tăng mạnh khó tin
Sáng ngày 15/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 2 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index vươn lên gần sát mức 107 điểm.
Cuối năm - Giai đoạn vàng thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế
Những tháng cuối năm, khi không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, cũng là thời điểm thị trường trở nên sôi động hơn bao giờ hết với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đây chính là giai đoạn "vàng" để thúc đẩy tiêu dùng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của cả năm.

Tin mới

Sự lên ngôi của lối sống thuần chay trong ngành F&B
Lối sống thuần chay đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trong xã hội hiện đại và ngành F&B cũng không đứng ngoài cuộc. Sự chuyển mình của ngành công nghiệp này nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thuần chay đang trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển của ngành thực phẩm.
Logistics “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân
Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.