0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 16/05/2024 14:14 (GMT+7)

Đầu tư chế biến sâu, gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản

Theo dõi KT&TD trên

Theo các chuyên gia, ngành hàng nông sản Việt cần tập trung đầu tư nhiều hơn về chế biến sâu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đem lại giá trị cao hơn.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia nông nghiệp và giới nghiên cứu, để xuất khẩu nông sản trong năm 2024 đạt giá trị cao hơn và thiết lập nhiều kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu ở một số mặt hàng chủ lực, ngành hàng nông sản Việt cần tập trung đầu tư nhiều hơn về chế biến sâu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng được chuỗi ngành hàng chuyên nghiệp và tạo ra những sản phẩm nổi trội, đem lại giá trị cao hơn.

Báo cáo từ Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho thấy, sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt 170 nghìn tấn, giảm 10,5% so với năm 2023. Tuy nhiên, dự báo xuất khẩu hồ tiêu năm 2024 sẽ có nhiều thuận lợi do giá cả tăng vì sản lượng giảm và tồn kho hiện đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Năm 2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 264.094 tấn, trị giá đạt 905 triệu USD, tăng 13,5% về khối lượng, nhưng giảm 8% về giá trị. Điều này cho thấy ngoài vấn đề về giá cả thì việc gia tăng chế biến sâu để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng là vấn đề mà ngành hàng này cần tập trung thúc đẩy và đầu tư. Nhất là cần tăng cao hơn nữa tỷ lệ xuất khẩu hồ tiêu qua chế biến so với mức 30% như hiện nay. Thời gian qua, nhiều vườn tiêu đã bị nông dân chặt bỏ để thay thế bằng loại cây ăn trái này. Thực trạng này ngày càng thôi thúc ngành hồ tiêu phải đẩy mạnh chế biến sâu để vừa tăng giá trị xuất khẩu, vừa giúp nông dân yên tâm với cây hồ tiêu, không còn lo lắng "được mùa mất giá" hay tình trạng khó khăn về đầu ra.

Đầu tư chế biến sâu, gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản

Các ngành hàng nông sản như cà cao, cà phê cần được đẩy mạnh chế biến sâu để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Hiệp hội Cà phê, Cacao Việt Nam (VICOFA) cho biết, các nhà nhập khẩu trên thế giới cũng đang tìm về Việt Nam mua càp hê. Năm 2023, các doanh nghiệp gần như đã "vét sạch" kho hàng để xuất khẩu. Trước đó, trong tháng 6/2023, lần đầu tiên trong lịch sử, người dân đã không có càphê bán. để ngành cà phê và hồ tiêu của Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới thì rất cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào khâu chế biến sâu.

Không chỉ nông sản, việc hướng đến chế biến sâu để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và ngành hàng cũng được nhìn nhận rõ ở lĩnh vực thủy sản xuất khẩu, điển hình như mặt hàng tôm. Chuyên gia thị trường tôm thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho hay, trên chặng đường vượt khó trong năm 2024 ngành tôm Việt cần phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, bằng cách lựa chọn giải pháp giúp thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động chế biến để nâng giá trị gia tăng cho mặt hàng.

Sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng hiện chiếm 40%-45% tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm. Trình độ chế biến chung của các doanh nghiệp ngành tôm Việt cũng đang ở mức cao trên thế giới. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn. Với công nghệ chế biến ngày càng phát triển và nhu cầu từ các thị trường ngày càng gia tăng, việc phát triển các sản phẩm tôm giá trị gia tăng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ trong tương lai gần.

Riêng đối với ngành hàng trái cây, rau quả, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết để đạt trình độ trở thành cường quốc xuất khẩu rau quả ở khu vực Đông Nam Á và của thế giới thì Việt Nam cần cải tiến nhiều vấn đề; trong đó có khâu chế biến sâu. Bởi vì năng lực chế biến rau quả hiện nay của Việt Nam mới chỉ đạt 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.

Trong khi đó, ở nhiều quốc gia khác có thế mạnh về xuất khẩu rau quả thì tỷ lệ chế biến sâu đang chiếm đến 50%. Thêm vào đó, thực trạng là số lượng đơn vị tham gia chế biến tại Việt Nam có thể lên đến hàng nghìn doanh nghiệp, nhưng vẫn chỉ ở quy mô nhỏ lẻ.Tính số lượng doanh nghiệp có đầu tư lớn cho khâu chế biến rau quả một cách bài bản thì hiện chỉ có khoảng 150 doanh nghiệp và đang nằm ở mức trung bình khá trên thế giới. Do đó, nếu muốn tiến xa hơn, nâng kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao hơn, đương nhiên tập trung đầu tư và có cơ chế ưu tiên, khích lệ lĩnh vực chế biến sâu là điều cần thiết.

Đầu tư chế biến sâu, gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản

Các địa phương trên cả nước cần đẩy mạnh chế biến sâu các mặt hàng nông sản chủ lực, để đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu.

Cùng với các địa phương trên cả nước, chế biến nông sản, đặc biệt các nông sản mang tính đặc thù địa phương, đã và đang là thế mạnh của Lâm Đồng. Việc tạo điều kiện, hỗ trợ để doanh nghiệp chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng cạnh tranh đang thúc đẩy hình thành một ngành chế biến nông sản bền vững.

Chế biến nông sản đang được quan tâm đầu tư phát triển cả về quy mô và trình độ ứng dụng công nghệ. Đặc biệt, việc hình thành các mô hình trung tâm sau thu hoạch hoạt động có hiệu quả đã giúp thay đổi nhận thức của người dân, tiểu thương trong việc thu hoạch, sơ chế, đóng gói nông sản. Toàn tỉnh có 1.950 cơ sở, doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản; nâng tỷ lệ rau, quả qua sơ chế, chế biến đạt trên 73%, trong đó chế biến đạt khoảng 23,1%, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch giảm còn khoảng 8 -10%.

Về mặt hàng rau, Lâm Đồng có 147 doanh nghiệp chế biến rau, quả, trong đó có 7 doanh nghiệp nước ngoài, mỗi năm đưa vào chế biến được khoảng 53.745 tấn thành phẩm, tương đương hơn 669.047 tấn nguyên liệu. Ngoài ra, có 987 cơ sở thu gom sơ chế rau, quả, khoảng 15% số cơ sở có quy mô sơ chế trên 1.000 tấn/năm thực hiện sơ chế đạt trên 1,6 triệu tấn rau các loại. Thị trường tiêu thụ chính là trong nước với tỷ lệ khoảng 90%; còn lại xuất khẩu chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng sản lượng.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 28 doanh nghiệp hoạt động chế biến cà phê nhân và trên 280 cơ sở sơ chế nhỏ lẻ quy mô hộ cá thể với tổng công suất chế biến khoảng 300.000 - 320.000 tấn cà phê nhân (chiếm khoảng 80 - 90% tổng sản lượng cà phê). Trong đó có 13 đơn vị tham gia xuất khẩu cà phê nhân trực tiếp, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với hoạt động chế biến cà phê rang xay, cà phê bột, toàn tỉnh có 175 doanh nghiệp, cơ sở chế biến đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm với tổng sản lượng khoảng 10.326 tấn/năm.

Các doanh nghiệp chế biến các mặt hàng như khác như mắc ca có 25 đơn vị chế biến với công suất đạt 3.710 tấn/năm. Có 99 cơ sở chế biến trái cây các loại với sản lượng trên 14.887 tấn thành phẩm, trong đó có 53 doanh nghiệp và 46 cơ sở nhỏ lẻ; các sản phẩm chủ yếu là nước cốt chanh dây, nước cốt trái cây các loại, trái cây sấy các loại, mứt, rượu…

Năm 2023, nguồn kinh phí khuyến công đã hỗ trợ các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản đầu tư nhà xưởng; ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến; xây dựng, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, hỗ trợ 9 doanh nghiệp có thu hồi kinh phí và 13 doanh nghiệp không thu hồi kinh phí với tổng số tiền khoảng 6,1 tỷ đồng. Tới năm 2024, kinh phí khuyến công dành cho các doanh nghiệp là trên 10 tỷ đồng, chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nông sản.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư chế biến sâu, gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu cá tra sang EU phục hồi mạnh mẽ
Trong nửa đầu tháng 8/2024, Hà Lan tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu khối EU về nhập khẩu cá tra Việt Nam, với giá trị đạt hơn 2 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài
Thực hiện chỉ thị của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã vận động và trực tiếp dẫn đoàn doanh nghiệp Pakistan về tham gia chuỗi sự kiện VIETNAM INTERNATIONAL SOURCING 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại TP. HCM từ 6-8/6/2024.

Tin mới

Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề
Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.
Nghệ thuật chọn nước pha trà: Bí quyết cho một tách trà hoàn hảo
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tách trà bạn pha ở nhà lại không thể sánh bằng hương vị tuyệt hảo của trà quán? Bí mật nằm ở nguồn nước bạn sử dụng. Dù bạn sở hữu loại trà đắt tiền và chất lượng cao đến đâu, nước pha trà không phù hợp cũng có thể làm hỏng trải nghiệm thưởng trà của bạn.
Đồng Nai: Không có giấy phép môi trường, Công ty TNHH Con Cò Vàng bị phạt 320 triệu đồng
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra Quyết định số 2568/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Con Cò Vàng (địa chỉ trụ sở tại Lô 5, đường số 1, Khu công nghiệp Gò Dầu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) với số tiền 320 triệu đồng.
Phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu tại Vĩnh Phúc không đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm
Sáng 05/9/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất bánh kẹo Hương Lập thuộc Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Lập, địa chỉ tại Tổ 4, Vĩnh Thịnh, Phường Tích Sơn, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc do ông Nguyễn Văn Lập là chủ hộ kinh doanh.
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: UBND huyện Bình Chánh có nhiều thiếu sót tại dự án Hương lộ 4
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kết luận Thanh tra số 739/KL-TTr liên quan đến việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, quản lý quỹ đất sau bồi thường tại dự án nâng cấp, mở rộng Hương lộ 4 (nay là đường Nguyễn Cửu Phú) thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.