0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 09/03/2024 09:59 (GMT+7)

Chứng khoán FPT đặt mục tiêu lãi 420 tỷ đồng trong năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

Trong năm 2024, Chứng khoán FPT đặt kế hoạch doanh thu 845 tỷ đồng, giảm 8,29% so với 2023, lợi nhuận trước thuế 420 tỷ đồng, giảm 17,65% so với thực hiện trong năm 2023.

Theo đó, Chứng khoán FPT (FPTS) dự trình doanh thu và lãi trước thuế năm 2024 lần lượt ở mức 845 tỷ đồng và 420 tỷ đồng, giảm gần 8% và hơn 17% so với thực hiện năm trước. Hệ số lãi trước thuế/vốn điều lệ rơi xuống gần 18%, từ mức 24% năm trước.

Mặc dù dự trình kế hoạch đi lùi, FPTS vẫn sẽ mở rộng thêm đội ngũ nhân viên. Dự kiến năm 2024 là 540 người, tăng thêm 30 người so với năm 2023.

Chứng khoán FPT đặt mục tiêu lãi 420 tỷ đồng trong năm 2024.  
Chứng khoán FPT đặt mục tiêu lãi 420 tỷ đồng trong năm 2024.

Về thị trường chứng khoán, Chứng khoán FPT dự báo thanh khoản và điểm số của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 được hỗ trợ bởi mặt bằng lãi suất thấp và việc Chính phủ tập trung vào các chính sách kích thích tăng trưởng. Tuy vậy, lo ngại biến động mạnh tỷ giá sẽ có tác động tiêu cực tới thị trường.

Ngoài ra, hệ thống KRX có thể chính thức được vận hành. Tuy nhiên, không có thêm sản phẩm mới, không có nhiều cổ phiếu mới được niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường. Và đặc biệt, cạnh tranh về phí giao dịch, lãi suất cho vay margin giữa các Công ty chứng khoán khốc liệt hơn trước.

Về kết quả kinh doanh trong năm 2023, Chứng khoán FPT ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 921 tỷ đồng và 510 tỷ đồng, giảm 12% và 20% so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả kinh doanh năm 2023, Chứng khoán FPT cũng đồng thời trình cổ đông kế hoạch trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt, tương đương 500 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tổng số tiền thực hiện trả cổ tức cho cổ đông trong năm 2023 là khoảng 107 tỷ đồng và dự kiến triển khai trong quý II/2024.

Về kế hoạch tăng vốn, Tổng số lượng cổ phiếu phát hành mới dự kiến là hơn 91 triệu cổ phiếu, nếu hoàn tất vốn điều lệ của CTCK này sẽ tăng từ hơn 2.145 tỷ đồng lên 3.059 tỷ đồng.

Thứ nhất, FPTS dự kiến phát hành gần 86 triệu cổ phiếu thưởng nhằm tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành là 10:4 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 40 cổ phiếu mới).

Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023. Cổ phiếu mới phát hành không bị hạn chế chuyển nhượng, trừ trường hợp hưởng quyền nhận cổ phiếu phát hành tăng vốn từ nguốn vốn chủ sở hữu phát sinh từ số lượng cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2022 đang trong thời gian hạn chế chuyển nhượng, cũng sẽ bị hạn chế chuyển nhượng theo tỷ lệ và thời gian tương ứng với số lượng cổ phiếu ESOP đang bị hạn chế chuyển nhượng.

Thứ hai, FPTS dự kiến phát hành hơn 5,5 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ quản lý với giá ưu đãi bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cp.

Cổ phiếu ESOP phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm, được giải tỏa dần theo tỷ lệ: 50% số cổ phiếu sẽ được tự do chuyển nhượng sau 1 năm từ ngày kết thúc đợt phát hành, 50% còn lại sau 2 năm kể từ ngày phát hành. Nguồn vốn thu vềc hơn 55 tỷ đồng sẽ được FPTS cân đối bổ sung vốn vào hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ.

Thời gian thực hiện của cả hai phương án trên đều dự kiến vào quý 2-3/2024 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Chứng khoán FPT đặt mục tiêu lãi 420 tỷ đồng trong năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Điểm danh" 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm cho người lao động
Bảo hiểm xã hội Khu vực I cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/4/2025 (lấy ngày 7/5/2025), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.