0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 08/03/2024 09:32 (GMT+7)

Bao bì Biên Hòa (Mã: SVI) đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 đạt 1.710 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

CTCP Bao bì Biên Hòa (Sovi, HoSE: SVI) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đặt mục tiêu lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng năm thứ ba liên tiếp lên hơn 154 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Theo đó, SVI đưa ra kế hoạch 2024 với tổng doanh thu đạt 1.710 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 154 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 17% so với thực hiện năm 2023. Riêng doanh thu bán hàng kỳ vọng đạt 1.644 tỷ. Kế hoạch này dựa trên mục tiêu sản lượng bao bì Carton & Offset là 82.640 tấn, tăng hơn 11% so với cùng kỳ. Nếu thành công, đây sẽ là mức lợi nhuận kỷ lục mà doanh nghiệp bao bì này đạt được.

Đồng thời công ty cũng dự kiến chi 200 tỷ đồng cho các hoạt động đầu tư. Theo Sovi, dù nền tăng trưởng kinh tế thấp và sức cầu tiêu dùng còn yếu, nhưng kỳ vọng xuất khẩu sẽ tích cực trong năm 2024 trong bối cảnh tồn kho thế giới đã tạo đáy và áp lực chuỗi cung ứng hạ nhiệt đáng kể.

Bao bì Biên Hòa (Mã: SVI) đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 đạt 1.710 tỷ đồng.  
Bao bì Biên Hòa (Mã: SVI) đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 đạt 1.710 tỷ đồng.

Trong năm 2023, SVI ghi nhận doanh thu thuần giảm 20% về quanh mốc 1.500 tỷ đồng, do sản lượng bao bì Carton và Offset giảm 11% về 74.288 tấn. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp lên hơn 132 tỷ đồng, cao hơn 14% so với năm liền trước.

Công ty lý giải doanh thu giảm do nhu cầu trong nước không đạt như kỳ vọng. Nhiều nước đang nỗ lực kiểm soát lạm phát trước sự ảnh hưởng của nhiều sự kiện địa chính trị nhằm vào các tàu ở biển Đỏ, lạm phát ở mức cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, các ngành hàng giảm tiêu thụ, ảnh hưởng đến ngành bao bì.

Với kết quả đạt được, Hội đồng quản trị đề xuất mức chia cổ tức năm 2023 là 26% (tức trả 2.600 đồng trên mỗi cổ phiếu), tương đương với trích ra hơn 33 tỷ đồng từ lợi nhuận để chia cho cổ đông, mức cao nhất từ 2018 đến nay.

Trong đại hội sắp tới, công ty còn muốn thay đổi nhân sự khi trình cổ đông việc miễn nhiệm tư cách Thành viên độc lập HĐQT của ông Nguyễn Quý Thịnh và đã nhận được đơn ứng cử vào vị trí thay thế của ông Piyapong Jriyasetapong.

Được biết, SVI thành lập năm 1968, là một trong 5 nhà cung cấp bao bì lớn nhất khu vực phía Nam, chuyên cung cấp bao bì cho các tên tuổi lớn như Unilever, Pepsico, Nestle và Vinacafe. Công ty hoạt động chủ yếu tại các khu vực Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Với thương hiệu bao bì SVI, SVI có quy mô 3 nhà máy trực thuộc, công suất 100.000 tấn/năm và đạt mức tăng trưởng bình quân 20-25%/năm.

SVI đã có bước ngoặt quan trọng vào tháng 12/2020 khi TCG Solutions Pte. Ltd, thuộc quản lý của Thai Containers Group Co., Ltd - một công ty thành viên của Tập đoàn SCG (Thái Lan), mua thành công 12,1 triệu cổ phiếu Sovi và sở hữu 94,11% vốn điều lệ. Giá trị thương vụ này được đưa ra khoảng gần 2.100 tỷ đồng. Từ đó, SVI đã liên tục ghi nhận tăng trưởng tốt trong 2 năm liên tiếp.

SVI đã duy trì việc chia cổ tức bằng tiền hàng năm. Tập đoàn SCG, nhờ nắm lượng vốn chi phối của SVI, sẽ thu về hơn 31 tỷ đồng từ cổ tức. Trước đó, vào tháng 6/2023, SVIđã thanh toán cổ tức năm 2022 với tỷ lệ thực hiện 23,4%, SCG thu về hơn 28 tỷ đồng. Tổng cộng từ khi đầu tư vào SVI, tập đoàn Thái Lan đã thu về cả trăm tỷ từ cổ tức.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Bao bì Biên Hòa (Mã: SVI) đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 đạt 1.710 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Điểm danh" 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm cho người lao động
Bảo hiểm xã hội Khu vực I cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/4/2025 (lấy ngày 7/5/2025), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.