0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 01/08/2023 12:54 (GMT+7)

Chợ truyền thống 'nỗ lực' thích nghi sau chuyển đổi

Theo dõi KT&TD trên

Theo Bộ Công Thương, 40% lưu lượng hàng hóa vẫn được lưu thông qua các mạng lưới chợ. Ở khu vực nông thôn còn lên tới 70%. Do vậy, chợ vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động mua bán hàng ngày của người dân Việt Nam.

Chợ truyền thống nỗ lực chuyển đổi để thích nghi

Để thích ứng và phát triển trong bối cảnh mới, đặc biệt là sau chuyển đổi theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Hệ thống chợ đã có những bước chuyển mình đáng kể. Thực tế, sau 20 năm kể từ khi có nghị định về phát triển và quản lý chợ ra đời, đã có hơn 600 chợ được xây mới và hơn 1.570 chợ đã được cải tạo, tạo ra mạng lưới chợ ngày càng văn minh, hiện đại hơn.

Việc cải tạo, sửa sang và nâng cấp các chợ truyền thống được xem là cần thiết, bởi nó đã mang đến một diện mạo mới theo hướng hiện đại, ngăn nắp và sạch sẻ hơn. Tuy nhiên, thời gian qua mô hình các chợ chuyển đổi đã bộc lộ không ít bất cập, đặc biệt là trước sức cạnh tranh quá lớn từ các siêu thị, trung tâm thương mại và của hàng tiện lợi.

Khảo sát của Thương Trường, cho thấy không riêng gì các thành phố, đô thị lớn mà các thị trấn, các xã có dân cư đông đúc đã xuất hiện nhiều cửa hàng tiện ích thuộc các hệ thống bán lẻ hiện đại, tiện lợi… Các chuỗi cửa hàng này là một trong những kênh mua sắm được người tiêu dùng quan tâm. Chính điều này khiến sức mua của nhiều mặt hàng tại chợ truyền thống giảm, trong đó, những mặt hàng như hóa mỹ phẩm, quần áo, giày dép... bị tác động nhiều nhất. Các cửa hàng này có không gian mua sắm thoáng mát, tiện lợi, giá cả được niêm yết rõ ràng, thanh toán thuận tiện… nên thu hút người tiêu dùng đến mua sắm hơn. Chưa kể, tại các cửa hàng này còn có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá và cả dịch vụ giao hàng tận nơi theo nhu cầu của người mua.

Trong bối cảnh đó, dù đã có nhiều đổi mới, nhất là về hạ tầng, song chợ truyền thống vẫn suy giảm đáng kể về số lượng khách. Bà Nguyễn Tuyến Nhung (tiểu thương chợ Mơ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết: “Từ ngày xuống kinh doanh ở chợ mới, lượng khách đến mua tại cửa hàng của bà đã giảm 20-30%. Tuy nhiên, với uy tín gần 30 năm buôn bán, hiện nay phần lớn khách của bà vẫn mua hàng theo phương thức gọi điện thoại và giao hàng tại nhà. Vì thế, hàng ngày bà vẫn ra chợ để duy trì gian hàng tìm kiếm thêm nguồn khách mới”.

Trong khi theo Bộ Công Thương, 40% lưu lượng hàng hóa vẫn được lưu thông qua các mạng lưới chợ. Ở khu vực nông thôn còn lên tới 70%. Do vậy, chợ vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động mua bán hàng ngày của người dân Việt Nam.

Để khắc phục tình trạng này và đưa chợ truyền thống phát triển tốt hơn, Bộ Công Thương đã đưa ra một số giải pháp, trong đó tập trung vào điều chỉnh và xây dựng hệ thống chợ hiện đại, đồng bộ. Ngoài ra, ngay chính bà con tiểu thương cũng đang dần thay đổi phương thức kinh doanh mới, phù hợp hơn với thực tại, nhất là áp dụng công nghệ số trong giao dịch mua – bán.

Theo chia sẻ của bà Nhung, đa phần các chợ truyền thống đang có những thay đổi đáng kể trong phương thức hoat động kinh doanh của mình. Đó cũng chính là cách để các tiêu thương duy trì hoạt động cũng như góp phần duy trì các mô hình chợ truyền thống vốn là kênh bán hàng hàng đầu của người Việt.

Bộ Công Thương cũng khuyến nghị, các tiểu thương, ban quản lý các chợ truyền thống cũng cần xây dựng các phương pháp bán hàng hiện đại, các chương trình kích cầu tiêu dùng, khuyến mại để tăng tính cạnh tranh của chợ truyền thống so với các kênh bán lẻ hiện đại.

Không chỉ nỗ lực thích nghi của những khu chợ đã chuyển đổi, mà thời gian tới, ngay trong cuối năm nay và những năm tới sẽ còn hơn 100 khu chợ khác được cải tạo hoặc xây mới. Rút kinh nghiệm từ những vướng mắc trong quá trình chuyển đổi sẽ là cơ sở để các khu chợ truyền thống mới được vận hành hiệu quả hơn.

Thái Đạt

Bạn đang đọc bài viết Chợ truyền thống 'nỗ lực' thích nghi sau chuyển đổi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...