0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 11/04/2023 15:35 (GMT+7)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Sóc Trăng tăng 20 bậc

Theo dõi KT&TD trên

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Sóc Trăng tăng từ 54 (năm 2021) lên 34 vào năm 2022. Đây được xem là sự nỗ lực rất lớn của UBND tỉnh Sóc Trăng và hệ thống chính trị của tỉnh này.

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022.

Được biết, đây là năm thứ 18 liên tiếp VCCI công bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Sóc Trăng tăng 20 bậc - Ảnh 1
PCI2022 của tỉnh Sóc Trăng xếp hạng 34 với 65.17 điểm.

Báo cáo PCI 2022 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần 12.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là cuộc khảo sát lấy mẫu ngẫu nhiên, được thực hiện bài bản và khoa học theo các chuẩn mực cao của thế giới. Khảo sát PCI có thể xem là cuộc khảo sát doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn nhất, thực hiện một cách công phu nhất tại Việt Nam hiện nay, phản ánh cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh tại Việt Nam hằng năm.

Bên cạnh bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố như thường lệ, báo cáo PCI 2022 còn đánh giá các chuyển động trên nhiều lĩnh vực của môi trường kinh doanh Việt Nam như mức độ thuận lợi trong thực hiện các thủ tục hành chính, khả năng tiếp cận thông tin, công tác thanh, kiểm tra, chi phí không chính thức, chất lượng thực thi quy định tại các địa phương và các khó khăn doanh nghiệp tư nhân đang gặp phải.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Sóc Trăng tăng 20 bậc - Ảnh 2
Ông Vương Quốc Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (bên trái) và Tiến sĩ Trần Khắc Tâm, Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng dự buổi công bố.

Báo cáo PCI 2022 cũng phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh tại Việt Nam trên nhiều khía cạnh như thủ tục đầu tư, thuế, bảo hiểm xã hội, đất đai, xuất nhập khẩu, chất lượng lao động…

Trong báo cáo PCI 2022, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Sóc Trăng được giới chuyên gia, doanh nghiệp đánh giá khá cao. Bởi tỉnh này đã tăng 20 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2021. Cụ thể, năm 2021, tỉnh Sóc Trăng đạt 61,81 điểm, xếp hạng 54/63 tỉnh thành. Đến năm 2022, tỉnh Sóc Trăng đạt 65,17 điểm, đứng thứ 34/63 tỉnh thành.

Trong đó, các chỉ số được đánh giá khá cao là Gia nhập thị trường 7,39 điểm đứng thứ 7; Tiếp cận đất đai 7,47 điểm, thứ hạng 10; Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự 7,96 điểm, thứ hạng 13…

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Sóc Trăng tăng 20 bậc - Ảnh 3
Tiến sĩ Trần Khắc Tâm, Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng trả lời phóng viên tại buổi công bố.

Trả lời Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường tại buổi công bố, Tiến sĩ Trần Khắc Tâm, Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng không giấu được sự vui mừng. Tiến sĩ Trần Khắc Tâm bày tỏ: “Việc tăng 20 bậc, vươn lên đứng thứ 34 trên bảng xếp hạng PCI2022 là một thông tin rất mừng đối với tỉnh Sóc Trăng. Điều này thể hiện cho sự nỗ lực không biết mệt mỏi của tỉnh nhà. Dù chúng tôi biết rằng sẽ phải cố gắng rất nhiều trong những năm tới để tiếp tục cải thiện chỉ số PCI”.

Theo Tiến sĩ Trần Khắc Tâm, sở dĩ tỉnh Sóc Trăng có được sự cải thiện rõ rệt như vậy là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự quan tâm sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và đặc biệt là cá nhân Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu.

“Bởi trong một năm qua nói riêng, hay nhiệm kỳ này, Chủ tịch UBND tỉnh rất tâm huyết với sự phát triển của các doanh nghiệp. Trước, trong và sau dịch bệnh, rất nhiều khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp đã được tháo gỡ. UBND tỉnh thường tổ chức các buổi đối thoại giữa các sở ngành thuộc UBND tỉnh với doanh nhân, doanh nghiệp. Đơn cử như trong quý 1 vừa rồi, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu đã có 3 buổi đối thoại trực tiếp để lắng nghe, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp. Tôi tin tưởng rằng, với sự quan tâm và sự quyết liệt của UBND tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch UBND, PCI của Sóc Trăng sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới. Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, tôi ghi nhận và gửi lời cảm ơn đến UBND tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu”, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Sóc Trăng tăng 20 bậc - Ảnh 4
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu tại buổi đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp.

Vị này nói thêm, nguồn kết quả PCI được công bố sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, cũng như các nhà hoạch định chính sách nói cung. Để từ đây có thể xác định những điểm nghẽn trong điều hành kinh tế cũng như có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp để tiến hành hoạt động phát triển kinh tế hiệu quả nhất.

Tiến sĩ Trần Khắc Tâm nói rằng, với việc PCI năm 2022 được cải thiện, Sóc Trăng sẽ là điểm đến rất tiềm năng cho các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế. Có lẽ, chính các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng cảm nhận được sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong môi trường đầu tư trong năm 2022 và đầu năm nay.

Văn Chương

Bạn đang đọc bài viết Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Sóc Trăng tăng 20 bậc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.