0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 10/05/2024 13:50 (GMT+7)

Bình Dương: Hàng chục công trình “khủng” vi phạm xây dựng ở thành phố Thuận An sẽ bị xử lý thế nào?

Theo dõi KT&TD trên

Phòng Quản lý đô thị thành phố Thuận An (Bình Dương) vừa có Báo cáo về việc rà soát, xác định rõ lĩnh vực vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm ven sông Sài Gòn.

Bình Dương: Hàng chục công trình “khủng” vi phạm xây dựng ở thành phố Thuận An sẽ bị xử lý thế nào?
Nhà hàng trái phép trên sông của Du lịch xanh Dìn Ký Bình Nhâm.

Đủ điều kiện cưỡng chế nhiều trường hợp vi phạm

Theo báo cáo, thực hiện Thông số 130/TB-UBND ngày 18/3 của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thanh Sơn về việc giao Phòng Quản lý đô thị chủ trì phối hợp với các ngành, UBND xã, phường có liên quan rà soát, xác định rõ lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, thời gian thực hiện và ngành, đơn vị nào chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra, xử lý; tổng hợp tất cả các trường hợp vi phạm ven sông Sài Gòn khu vực từ đường Vĩnh Phú 03 đến rạch Bà Lụa.

Qua rà soát hồ sơ, Phòng Quản lý đô thị thành phố Thuận An đã phối hợp UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố tiến hành tổ chức thực hiện kiểm tra, vận động các trường hợp vi phạm tự phá dỡ công trình vi phạm ven sông Sài Gòn.

Tổng số trường hợp đã kiểm tra 123 trường hợp, bao gồm xã An Sơn 17 trường hợp; phường Bình Nhâm 27 trường hợp; phường Lái Thiêu 48 trường hợp; phường Vĩnh Phú 31 trường hợp.

Trên cơ sở kiểm tra, đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 26 trường hợp. Trong đó phường Lái Thiêu 12 trường hợp; phường Bình Nhâm 8 trường hợp; phường Vĩnh Phú 6 trường hợp.

Những trường hợp đã có từ lâu, trước thời điểm ban hành các quy định về quản lý 52 trường hợp; những trường hợp đã lập biên bản hiện trạng, vận động chủ công trình cam kết di dời 33 trường hợp; không vi phạm 12 trường hợp.

Qua kiểm tra, rà soát các trường hợp cần xử lý triệt để hành vi vi phạm là các trường hợp có dấu hiệu kè bờ, gia cố bờ sông; san lấp sông Sài Gòn và vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai 24 trường hợp (phường Bình Nhâm 6 trường hợp, phường Vĩnh Phú 6 trường hợp, phường Lái Thiêu 12 trường hợp).

Trong đó, 6 trường hợp đủ kiều kiện cưỡng chế về xây dựng: Ở phường Vĩnh Phú gồm Nhà hàng Làng Tâm Giao, Nhà hàng Dìn Ký - Phú Long, công trình của ông Trần Văn Anh (TĐS: 81, TBĐ: 21, khu phố Hòa Long); ở phường Lái Thiêu là công trình của bà bà Lê Minh Hồng (TĐS: 282, TBĐ: 552, khu phố Hòa Long), công trình ông Trần Văn Chủng (TĐS: 189, TBĐ: 552, khu phố Hòa Long); ở phường Bình Nhâm là công trình của bà Phan Thị Thanh Thủy (TĐS: 1456, TBĐ: 4, khu phố Bình Thuận (trường hợp này UBND thành phố đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả).

Bình Dương: Hàng chục công trình “khủng” vi phạm xây dựng ở thành phố Thuận An sẽ bị xử lý thế nào?
Với hàng loạt vi phạm, Nhà hàng Dìn Ký - Phú Long đủ kiều kiện cưỡng chế về xây dựng.

Ngoài ra, 1 trường hợp tự phá dỡ công trình vi phạm là của ông Nguyễn Đức Sáu ở phường Bình Nhâm (đã chấp hành); 1 trường hợp đã chuyển nhượng cho người khác (công trình bà Nguyễn Thị Lộc chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Hậu (Bình Nhâm).

Các trường hợp vi phạm bị xử lý thế nào?

Phòng Quản lý đô thị thành phố Thuận An cho biết, các trường hợp có dấu hiệu kè bờ, gia cố bờ sông; san lấp sông Sài Gòn vi phạm Điểm a, Khoản 4 và Khoản 5, Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản: Căn cứ tại Điểm b khoản 2 Điều 69 Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Do đó, trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm hành vi kè bờ, gia cố bờ sông; san lấp sông Sài Gòn thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Trách nhiệm kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai thuộc chức năng, nhiệm vụ Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND các xã, phường.

Các trường hợp đủ kiều kiện cưỡng chế về xây dựng: Phòng Quản lý đô thị tiếp tục tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định cưỡng chế theo quy định.

Trên cơ sở đó, Phòng Quản lý đô thành phố Thuận An đề xuất, các trường hợp có dấu hiệu kè bờ, gia cố bờ sông; san lấp sông Sài Gòn: Phòng Quản lý đô thị kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xử lý vi phạm hành vi kè bờ, gia cố bờ sông; san lấp sông Sài Gòn (nếu có) theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Bình Dương: Hàng chục công trình “khủng” vi phạm xây dựng ở thành phố Thuận An sẽ bị xử lý thế nào?
Nhà hàng có dấu hiệu xây dựng lấn chiếm hành lang sông.

Các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Phòng Quản lý đô thị kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các xã, phường tiến hành kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai (nếu có). Các trường hợp đủ kiều kiện cưỡng chế về xây dựng: Phòng Quản lý đô thị tiếp tục tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định cưỡng chế theo quy định.

Liên quan đến các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Thuận An mà Báo điện tử Xây dựng đã phản ánh, trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Thuận An Nguyễn Thanh Tâm đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra xử lý.

Bình Dương: Hàng chục công trình “khủng” vi phạm xây dựng ở thành phố Thuận An sẽ bị xử lý thế nào?
Ẩm thực Đồng Quê Bờm Nhậu (phường Vĩnh Phú), tự ý sử dụng đất không đúng mục đích, có dấu hiệu xây dựng lấn hành lang sông Sài Gòn.

Cụ thể, Chủ tịch UBND thành phố Thuận An đề nghị UBND các phường, xã dọc khu vực sông Sài Gòn tổ chức thực hiện: Vận động các cá nhân, tổ chức tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng lấn chiếm, những công trình xây dựng sai phép, không phép tự phá dỡ công trình vi phạm hoàn thành trong tháng 3/2024.

Xây dựng kế hoạch cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên hoàn thành trong tháng 4/2024; mỗi tuần cưỡng chế 02 trường hợp; đến tháng 6/2024 phải tổ chức cưỡng chế phá dỡ 100% công trình vi phạm. Đặc biệt, các công trình vi phạm lấn chiếm sông Sài Gòn mà địa phương đã phản ánh làm ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan đô thị… gây bức xúc trong nhân dân cần ưu tiên đưa vào kế hoạch kiểm tra xử lý trước.

Yêu cầu các đơn vị có liên quan và UBND các phường, xã dọc khu vực sông Sài Gòn thực hiện nghiêm các nội dung tại Thông báo số 130/TB-UBND ngày 18/3.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND thành phố Thuận An Nguyễn Thanh Tâm cho biết: “Thành phố sẽ xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Trường hợp xây dựng mới, quy mô lớn, dư luận quan tâm thành phố sẽ cho làm trước. Sau khi xử lý các trường hợp vi phạm xong, thành phố sẽ xử lý các cán bộ để xảy ra vi phạm”.

Bạn đang đọc bài viết Bình Dương: Hàng chục công trình “khủng” vi phạm xây dựng ở thành phố Thuận An sẽ bị xử lý thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.