0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 01/08/2023 15:27 (GMT+7)

Bình Dương để phục hồi kinh tế 6 tháng cuối năm còn nhiều khó khăn và thách thức

Theo dõi KT&TD trên

Tình hình kinh tế- xã hội trong 6 tháng đầu năm 2023 tại Bình Dương diễn ra trong điều kiện khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và cơ hội.

Thách thức nhiều hơn thuận lợi và cơ hội

UBND tỉnh Bình Dương đã sớm dự báo, nhận định tình hình từ những tháng cuối năm 2022 nên đã tập trung chỉ đạo làm việc với các sở, ngành, địa phương để quán triệt nhiệm vụ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai, thủ tục đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Đồng thời, phối hợp các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nghiên cứu, triển khai các dự án giao thông kết nối, liên kết vùng; ký kết hợp tác thỏa thuận giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ; hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Tổ chức các hoạt động phục vụ nhân dân đón Tết, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bình Dương Còn nhiều khó khăn thách thức để phục hồi kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2023
Tình hình kinh tế- xã hội trong 6 tháng đầu năm 2023 tại Bình Dương diễn ra trong điều kiện khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và cơ hội.

Tình hình kinh tế - xã hội đạt được một số kết quả tích cục. Trong số 35 chỉ tiêu kinh tế - xã hội – môi trường – đô thị chủ yếu; đến nay qua rà soát cụ thể: có 16/35 chỉ tiêu đạt 50% kế hoạch và vượt kế hoạch năm; 02/35 chỉ tiêu giảm mạnh so với cùng kỳ (tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu).

UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo, có giải pháp cụ thể trong từng tháng, từng quý trong những tháng cuối năm để phấn đấu hoàn thành cao nhất có thể các chỉ tiêu đề ra.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì ở một số ngành đạt mức tăng khá; khu vực dịch vụ có nhiều bước khởi sắc khi hầu hết các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí sôi động trở lại; sản xuất nông nghiệp ổn định, một số hàng hóa nông sản có năng suất, chất lượng và giá cả hợp lý, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Hàng hóa được cung ứng đảm bảo nhu cầu của người dân, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát; khẩn trương triển khai công tác lập quy hoạch tỉnh và các quy hoạch đô thị; tập trung rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số dự án đủ điều kiện; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thẩm định giá đất để triển khai các dự án.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 10,3% so với cùng kỳ; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tương đương cùng kỳ nhưng số vốn giải ngân gấp 2,5 lần. Thường xuyên kiểm tra tiến độ, đôn đốc thực hiện các công trình trọng điểm; khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục đầu tư một số dự án giao thông quan trọng: Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Chơn Thành. Thu ngân sách cơ bản đạt dự toán; chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả; dư nợ tín dụng tăng trưởng ổn định, nợ xấu ngân hàng thấp.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện tốt chính sách cho các đối tượng trong dịp Tết Nguyên đán 2023, dịp lễ, các ngày kỷ niệm; ngành giáo dục tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

Các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu của người dân; thể thao thành tích cao đạt kết quả tốt tại Đại hội thể dục thể thao Đông Nam Á lần thứ 32. Quan tâm cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, triển khai dịch vụ công trực tuyến không dùng hồ sơ giấy; Vùng thông minh Bình Dương tiếp tục được vinh danh Top 7 Cộng đồng thông minh thế giới (ICF).

Kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường; tập trung giải quyết những vấn đề tổn đọng kéo dài và những vấn đề đột xuất phát sinh; nâng cao chất lượng chuẩn bị các kỳ họp HĐND tỉnh, giải quyết kiến nghị của cử tri và phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND tỉnh. Kịp thời rà soát, nghiên cứu sửa đổi, ban hành mới một số chính sách đặc thù trên một số ngành, lĩnh vực. Thực hiện có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết một số vụ việc.

Công tác giao quân nghĩa vụ được triển khai thực hiện tốt, hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm 2023; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định; tai nạn giao thông giảm 03 tiêu chí; phòng chống cháy nổ và cứu hộ cứu nạn được tập trung thực hiện. Hoạt động đối ngoại, hợp tác đầu tư, hợp tác hữu nghị với các địa phương và các bên đối tác nước ngoài được duy trì tích cực.

Còn nhiều khó khăn...

Diễn biến bất lợi, khó lường của thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các động lực tăng trưởng: sản xuất công nghiệp, đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu của tỉnh nên tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) quý I chỉ tăng 1,15%, quý II tăng 5,73% là thấp hơn mức tăng cùng kỳ.

Sản xuất và xuất khẩu của một số ngành công nghiệp chủ lực như dệt may, điện tử, đồ gỗ,… chững lại từ những tháng cuối năm 2022 cho đến nay do thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng. Giá cả sản phẩm chăn nuôi vẫn thấp trong thời gian dài nên một số hộ dân, doanh nghiệp chăn nuôi hạn chế việc tái đàn, ảnh hưởng đến nguồn cung trong thời gian tới.

Doanh nghiệp chưa kịp phục hồi sau đại dịch Covid-19 và tiếp tục gặp nhiều khó khăn mới: đơn hàng giảm mạnh, tồn kho tăng, khó tiếp cập vốn, chi phí lãi vay cao, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, thanh lý tài sản để giảm bớt khó khăn về dòng tiền, cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, giữ chân người lao động, khách hàng, đối tác.

Thu ngân sách cơ bản đảm bảo dự toán do dư địa thu của năm trước chuyển qua đầu năm 2023, phát sinh một số khoản thu đột biến từ tiền sử dụng đất và tiền thuê đất nhưng thu từ kinh tế dân doanh (sản xuất kinh doanh trong nước), thu xuất nhập khẩu giảm so với cùng kỳ.

Các vướng mắc trong đầu tư công được tập trung chỉ đạo tháo gỡ tuy nhiên tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch. Công tác lập quy hoạch chung đô thị và quy hoạch vùng nông thôn còn chậm. Ngành điện gặp áp lực cung cấp điện cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.

Người lao động bị ảnh hưởng việc làm, các hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú (nhà trọ) bị giảm công suất cho thuê phòng trong khi giá cả một số mặt hàng thiết yếu gia tăng đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một bộ phận người dân. Tiến độ xây dựng, hoàn thiện các đề án lớn của ngành y tế, ngành giáo dục và đào tạo chậm so với kế hoạch.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường nhưng một số đơn vị còn đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; tình hình an ninh trật tự cơ bản ổn định nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.

Thiên An

Bạn đang đọc bài viết Bình Dương để phục hồi kinh tế 6 tháng cuối năm còn nhiều khó khăn và thách thức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.