0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 12/09/2024 13:59 (GMT+7)

Bão số 3 và mưa lũ đã khiến 325 người chết, mất tích

Theo dõi KT&TD trên

Tính đến 7h ngày 12/9/2024, đã có tới 325 người chết, mất tích (197 người chết, 128 người mất tích) do bão số 3 và mưa lũ.

Đã có tới 325 người chết, mất tích và 807 người bị thương

Theo thông tin tổng hợp của Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) từ các địa phương cho biết, đến 7h ngày 12/9, đã có 325 người chết, mất tích (197 người chết, 128 người mất tích) do bão số 3 và mưa lũ, tăng 124 người (Lào Cai 111, Yên Bái 4 người, Quảng Ninh 2 người, Bắc Giang 1 người, Sơn La 1 người, Phú Thọ 1 người, Thái Nguyên 2 người, Hòa Bình 2 người) so với báo cáo ngày 10/8.

Trong đó, tại tỉnh Lào Cai có 177 người (82 người chết, 95 người mất tích), gồm: Bảo Yên 109 người, Sa Pa 9 người, Bát Xát 16 người, Si Ma Cai 7 người, Bắc Hà 34 người, Văn Bàn 2 người. Tại Cao Bằng có 52 người (34 người chết, 18 người mất tích). Tại Yên Bái có 44 người (42 người chết, 2 người mất tích), gồm: TP Yên Bái 21 người, Lục Yên 14 người, Văn Yên 6 người, Văn Chấn 1 người, Trấn Yên 2 người.

Bão số 3 và mưa lũ đã khiến 325 người chết, mất tích - Ảnh 1
Lực lượng chức năng đang cố gắng tìm kiếm các nạn nhân mất tích sau vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Tại tỉnh Quảng Ninh có 15 người chết; Hải Phòng có 2 người chết do bão; Hải Dương có 1 người chết do bão; Hà Nội có 1 người chết do bão; Hòa Bình có 7 người chết do sạt lở đất; Lạng Sơn có 3 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất; Bắc Giang có 2 người chết do lũ cuốn; Tuyên Quang có 3 người do lũ (2 người chết, 1 người mất tích); Hà Giang có 2 người (1 người chết; 1 người mất tích); Lai Châu có 1 người chết do sạt lở đất; Sơn La có 1 người mất tích do lũ cuốn; Vĩnh Phúc có 2 người (1 chết, 1 người mất tích do lật thuyền); Phú Thọ có 10 người (8 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 1 người mất tích do lũ; 1 người chết do sạt lở đất); Thái Nguyên có 2 người chết do lũ.

Ngoài ra hiện còn có 807 người bị thương, trong đó, Quảng Ninh 536 người, Hải Phòng 49 người, Hải Dương 05 người, Hà Nội 23 người, Bắc Giang 07 người, Bắc Ninh 52 người, Hà Giang 01 người, Lạng Sơn 10 người, Lào Cai 69 người, Yên Bái 23 người, Cao Bằng 17 người, Phú Thọ 5 người, Bắc Kạn 03 người, Hòa Bình 3 người, Vĩnh Phúc 2 người, Thanh Hóa 2 người.

Có 130.268 nhà bị hư hỏng (tăng 28.924 nhà). Trong đó, Quảng Ninh 70.629 nhà, Hải Phòng 36.675 nhà, Bắc Ninh 3.472 nhà, Lạng Sơn 2.990 nhà, Bắc Giang 3.289 nhà, Yên Bái 1.378 nhà...; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đổ la liệt trên các tuyến đường tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,…

Có 57.857 nhà bị ngập (tăng 17.732 nhà). Trong đó, Nam Định 959 nhà; Hà Nội 6.521 nhà; Yên Bái 21.288 nhà; Lạng Sơn 6.614 nhà; Thanh Hóa 144 nhà; Lào Cai 2.930 nhà; Thái Nguyên 5.000 nhà; Bắc Kạn 342 nhà; Sơn La 296 nhà; Hà Giang 664 nhà; Tuyên Quang 10.489 nhà; Ninh Bình 2.604 nhà.

Mực nước các sông đang xuống

Về tình hình lũ trên các sông Bắc Bộ, lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Thương (tỉnh Bắc Giang), sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương), sông Hồng (Thành phố Hà Nội) đang lên; lũ trên sông Thao tại Yên Bái, Phú Thọ và trên sông Lô tại Tuyên Quang, Vụ Quang đang xuống; lũ trên sông Hoàng Long (tỉnh Ninh Bình) và trên sông Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đang biến đổi chậm.

Mực nước lúc 7h ngày 12/9 trên các sông như sau: Sông Hồng tại Hà Nội 11,2 m, dưới báo động 3 là 0,3m; sông Thái Bình tại Phả Lại 6,18m trên báo động 3 là 0,18m; sông Chảy tại Thác Bà lúc 5h là 28,88m, trên báo động 3 là 6,88m; sông Trà Lý tại Quyết Chiến lúc 5h là 5,55m, trên báo động 3 là 1,65m.

Sông Hoàng Long tại Bến Đế lúc 6h là 4,61m, trên báo động 3 là 0,61m, Sông Đuống tại Bến Hồ lúc 6h là 8,25m, dưới báo động 3 là 0,15m, Sông Đáy tại Phủ Lý lúc 6h là 5,14m, trên báo động 3 là 1,14m;

Sông Thao tại Lào Cai là 80,29m, trên báo động báo động 1 là 0,29m; tại Bảo Hà là 55,19m trên báo động 1 là 0,19m; tại Yên Bái là 31,33m, trên báo động 2 là 0,33m.

Sông Cầu tại Gia Bảy lúc 6h là 25,08m trên báo động 1 là 0,08m; tại Đáp Cầu lúc 6h là 7,59m, trên báo động 3 là 1,29m.

Sông Thương tại Phủ Lạng Thương lúc 6h là 7,23m, trên báo động 3 là 0,93m. Sông Lục Nam tại Lục Nam lúc 6h là 6,33m trên báo động 3 là 0,03m. Sông Lô tại Tuyên Quang là 24,91m trên báo động 2 là 0,91m.

Dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội biến đổi chậm ở trên mức báo động 2 và dưới báo động 3; trên sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức báo động 3; trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức báo động 3; lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 2; trên sông Lô Tuyên Quang và Vụ Quang xuống dưới mức báo động 3; trên sông Cầu tiếp tục lên trên mức báo động 3; trên sông Thương biến đổi chậm ở trên mức báo động 3; trên sông Lục Nam biến đổi chậm ở mức báo động 3.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 3.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Bão số 3 và mưa lũ đã khiến 325 người chết, mất tích. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Quỹ Nhà ở Quốc gia “tiếp nguồn hy vọng” cho người thu nhập thấp
Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.