0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 21/01/2024 10:01 (GMT+7)

Bán lẻ thời trang: Làn gió thuận - nghịch

Theo dõi KT&TD trên

Bán lẻ thời trang Việt Nam cùng chung nhiều sắc thái, thuận có, nghịch có trong bối cảnh hệ sinh thái bán lẻ đang có nhiều thay đổi và những tác động của các vấn đề địa chính trị toàn cầu cũng như sự gia tăng của công nghệ số.

Bán lẻ thời trang Việt Nam cùng chung nhiều sắc thái, thuận có, nghịch có trong bối cảnh hệ sinh thái bán lẻ đang có nhiều thay đổi và những tác động của các vấn đề địa chính trị toàn cầu cũng như sự gia tăng của công nghệ số.

Khép lại năm 2023, song hành với những tín hiệu khả quan, ngành bán lẻ thời trang vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn khi mà sức mua ở các cửa hàng vật lý suy giảm, khó cạnh tranh so với bán lẻ trực tuyến.

Bán lẻ thời trang và làn gió thuận nghịch
Nhiều cửa hàng bán lẻ thời trang tại Hà Nội ế ẩm, thưa thớt người mua

Sức mua tại các cửa hàng vật lý giảm mạnh

Thông thường, trong những tháng cuối năm và cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm quần áo, giày dép của người dân tăng cao. Tuy nhiên, năm nay, kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút khiến nhiều nhu cầu chi tiêu của người dân dè dặt hơn đối với các mặt hàng không phải thiết yếu như thời trang.

Khảo sát của phóng viên Thương Trường tại các khu vực khác nhau ở Hà Nội, cho thấy phần lớn các cửa hàng đều rất vắng khách, lượng người mua thưa thớt khiến cho không gian và tâm lý của các cơ sở bán lẻ thời trang thêm trầm buồn. Trong khi đang ở thời gian cao điểm của mùa mua sắm cuối năm, tình trang bán lẻ thời trang khá vắng vẻ đang cho thấy những thay đổi trong xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, bất chấp nhiều cửa hàng đã có chiến lược Sale sâu, thậm chí giảm giá kịch khung, sức mua vẫn yếu.

Anh Vũ Quốc Hùng, quản lý cửa hàng thời trang trên phố Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết: “Chưa năm nào như năm nay, bán hàng khó khăn kể từ đầu năm cho tới hiện tại, dù đang ở mùa mua sắm cao điểm”.

“Trong năm 2023, cửa hàng đã áp dụng nhiều chiêu thức như giảm giá theo từng đợt, từng tháng, thậm chí thay đổi trưng bày sản phẩm trái mua để hòng hút người mua, nhưng mọi thứ vẫn không có nhiều thay đổi, sức mua đến với cửa hàng giảm mạnh, trung bình giảm khoảng hơn 40% so với mọi năm”, anh Hùng, cho biết.

Bán lẻ thời trang và làn gió thuận nghịch
Mặc dù đã thực hiện nhiều chiến dịch giảm giá, thậm chí giảm sâu tới 70% cho một số phân khúc sản phẩm, song sức mua vẫn chậm chạp.

Thực tế ngay tại thời điểm cận tết này, cửa hàng của anh Hùng vẫn đang chạy chiến dịch giảm giá từ 30 – 70% cho nhiều mặt hàng, nhưng lượng khách vẫn hết sức èo uột, khiến doanh thu cửa hàng không đạt như kỳ vọng. Thêm vào đó, đồ thu đông còn tồn kho nhiều do mùa đông đến muộn và ngắn khiến cửa hàng này không nhập thêm hàng dự trữ như mọi năm.

Giống của hàng anh Hùng, cửa hàng thời trang do chị Trần Minh Trang quản lý tại phố Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nôi) cũng không mấy khả quan là bao. Theo chị Trang, năm 2023 lượng hàng bán ra tại cửa hàng thấp hơn khoảng 40% so với năm ngoái, thậm chí chúng tôi tiết giảm rất nhiều chi phí gây tốn kém, nhưng doanh thu đều không đạt.

“Anh thấy đấy, không như mọi năm, năm 2023 tình trạng lượng khách ra vào lác đác diễn ra quanh năm, có ngày chỉ bán lẻ được vài bộ quần áo. Thậm chí, có những ngày không có khách”, chị Trang thông tin.

Chị Ngô Minh Hoà, quản lý cửa hàng kinh doanh thời trang tại phố Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) than thở, rằng mặt hàng quần áo bị ảnh hưởng nặng nề trong 2 năm qua do người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm và ưu tiên hàng hóa thiết yếu hơn. Mặt khác, kinh doanh trên mạng xã hội, sàn online đang bùng nổ, việc mua bán trực tuyến dễ dàng với giá rẻ hơn nên những mối hàng ở tỉnh đã chuyển sang nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất với chi phí thấp hơn.

“Nhìn chung các tiểu thương mất từ 30-50% lượng khách hàng sỉ từ các tỉnh so với trước đây, trong khi bán lẻ tại chỗ thì bị sụt giảm nhiều hơn, thậm chí sụt giảm đến 70%”, chị Hoà chia sẻ.

Bán lẻ thời trang và làn gió thuận nghịch

Theo khảo sát của phóng viên, tại các con phố thời trang sầm uất tại Hà Nội như phố Chùa Bộc, Thái Hà, Chùa Láng, Trần Duy Hưng, Trung Kính, Nguyễn Trãi... mức giảm chung của thời trang đang là 50%, một số biển giảm 20% hoặc 70%. Ngoài ra, còn có nhiều chương trình khuyến mãi khác như mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1, hàng đồng giá 49k, 79k, 99k…

Tuy nhiên, thị trường thời trang cuối năm không còn ghi nhận tình trạng xếp hàng canh sale, chen lấn mua hàng. Người tiêu dùng đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu, ưu tiên đồ tiêu dùng thiếu yếu và đồ secondhand nhằm tiết kiệm chi phí, phù hợp túi tiền. Trong khi tại các trung tâm thương mại và showroom thời trang cao cấp, các chương trình khuyến mãi, giảm giá 30-50% được triển khai từ sớm nhằm kích cầu mua sắm cuối năm. Dù vậy, sức mua ở phân khúc và dòng hàng này vẫn giảm mạnh.

Bán lẻ thời trang online chiếm ưu thế

Theo nhận định của các chuyên gia, ngày nay, các cửa hàng bán lẻ thời trang rơi vào tình trạng ế ẩm, nguyên nhân có thể xuất phát từ tình hình kinh tế đang đi xuống. Thu nhập của người dân eo hẹp dẫn đến ngân sách chi tiêu mua sắm bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, xu hướng mua sắm thay đổi khi người tiêu dùng lựa chọn mua sắm thông qua các kênh mạng xã hội, sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Zalo, Facebook, Tiktok,… khiến cửa hàng thời trang truyền thống không đủ sức cạnh tranh. Bản thân người tiêu dùng cũng mong muốn mua sắm với giá tốt hơn, cập nhật các xu hướng mới, và muốn có thêm nhiều ưu đãi, khuyến mãi, giao hàng tận nơi... Do đó, bản lẻ thời trang trực tuyến tiếp tục chiếm lĩnh thị trường, còn hệ thống các cửa hàng bán lẻ trực tiếp (cửa hàng vật lý) đang ngày càng thu hẹp hơn.

Trong kết quả khảo sát mới đây của tổ chức nghiên cứu thị trường GoodGood Report, cho thấy tùy theo phân khúc cửa hàng thường, chính hãng hoặc phân khúc thời trang nam… đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.

Cụ thể, số liệu thống kê từ tháng 8/2022 - 8/2023, doanh thu phân khúc thời trang nam ghi nhận con số tăng trưởng đáng ngưỡng mộ, đạt 7.262,4 tỷ đồng chiếm gần 4,83% tổng doanh thu toàn thị trường trên các sàn thương mại điện tử. Số lượng đã bán ra đạt 58,7 triệu sản phẩm, tăng trưởng 13% so với doanh thu cùng kỳ trước đó của ngành hàng này.

Tính đến tháng 8/2023, doanh thu ngành thời trang nam trên sàn Shopee chiếm 83,6% tổng thị phần trên các sàn thương mại điện tử, với hơn 6.000 tỷ. Trong khi đó, Lazada đứng vị trí thứ 2 và chỉ chiếm 16,1% với hơn 1,1 nghìn tỷ. Cuối cùng là Tiki với hơn 22 tỷ chiếm 0,3% thị phần. Qua đây có thể thấy, trong giai đoạn 8/2022 – 8/2023, Shopee đang hoàn toàn áp đảo Lazada và Tiki về số lượng bán các sản phẩm thời trang nam.

Phân khúc giá rẻ vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn trong ngành hàng thời trang nam. Trong đó, 100,000đ – 200,000đ là phân khúc giá đem lại doanh thu cao nhất, chiếm 37,73% tổng doanh thu toàn ngành hàng. Tiếp đó là 200,000đ-500,000đ với 32,24%.

Đáng chý ý là doanh thu từ các shop thường hiện đang hoàn toàn chiếm ưu thế hơn so với các cửa hàng chính hãng. Trong khi doanh thu shop thường chiếm tới 75,6% thì shop chính hãng chỉ chiếm 24,4%.tổng thị phần toàn sàn. Cụ thể, đối với sàn Shopee, các shop chính hãng chỉ chiếm 19,8% thị phần doanh thu, còn shop thường chiếm đến 80,2%. Sàn Lazada có ít chênh lệch hơn khi doanh thu shop thường chiếm 55,6% và shop chính hãng là 44,4%.

Điều này cũng khá dễ hiểu đối với mặt hàng thời trang, vấn đề thương hiệu không phải mối quan tâm lớn nhất, thay vào đó có thể là nhiều tiêu chí khác, chẳng hạn như mẫu mã, xu hướng, giá cả,…

Bán lẻ thời trang và làn gió thuận nghịch
Các cửa hàng bán lẻ thời trang truyền thống nên tăng cường sự hiện diện thương hiệu của mình trên nền tảng trực tuyến

Theo guồng quay nhanh của môi trường kinh doanh, trước những làn gió thuận – nghịch và tác động mạnh mẽ từ những tiến bộ công nghệ, gia tăng cạnh tranh, bùng nổ dữ liệu và thị hiếu mới của khách hàng, hệ thống các cửa hàng bán lẻ cần chủ động có những động thái xoay trục chiến lược để thích ứng và thay đổi với xu thế thời cuộc, sự thay đổi về thói quen và văn hóa của người tiêu dùng.

Chẳng hạn như xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử và học cách bán hàng online, kết hợp với tinh giản chi phí vận hành truyền thống, đẩy mạnh phát triển các mặt hàng ở kênh bán hành mới. Nếu không, tình hình sẽ còn khó khăn.

Trong bối cảnh còn nhiều ẩn số tác động đến tình hình kinh tế - xã hội, thị trường bán lẻ và vị thế của các nhà bán lẻ có thể sẽ còn nhiều biến đổi. Việc cạnh tranh bằng lợi thế cốt lõi, bắt nhịp nhanh với các thay đổi trong bức tranh và thị hiếu tiêu dùng, tận dụng các nền tảng công nghệ, và linh hoạt điều chỉnh chiến lược phù hợp với những xu hướng vận động của thị trường có thể sẽ giúp cửa hàng vượt qua giai đoạn thấp điểm tiêu dùng, từng bước định vị lại thành công khi bước sang chu kỳ mới.

Minh Đức

Bạn đang đọc bài viết Bán lẻ thời trang: Làn gió thuận - nghịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.
Mocktail: Linh hồn của những bữa tiệc không cồn
Đồ uống luôn đóng vai trò quan trọng, giúp kết nối mọi người và nâng cao không khí vui tươi. Nhưng không phải ai cũng thích hoặc có thể sử dụng đồ uống có cồn. Đó là lý do Mocktail - cocktail không cồn ra đời và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” trong các buổi tiệc hiện đại.
Giai điệu mới cho câu chuyện nông sản Việt
"Giải cứu nông sản" - cụm từ từng gây nhức nhối, ám ảnh bao người nay đã dần được thay thế bằng "tự hào nông sản Việt". Đâu là bí quyết cho sự thay đổi ngoạn mục này? Câu trả lời nằm ở chính những nỗ lực phi thường của các doanh nghiệp Việt, cùng sự hỗ trợ đắc lực từ nền tảng TikTok.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...