0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 12/02/2024 11:54 (GMT+7)

Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ mở cửa trở lại

Theo dõi KT&TD trên

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa có báo cáo về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp quản lý, điều hành giá trong dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Theo đó, thị trường mùng 3 Tết được dự báo sôi động hơn khi nhu cầu đi chơi, đi lại tăng cao và các siêu thị, cửa hàng mở cửa trở lại, nguồn cung hàng hóa dồi dào nhưng giá cả ít biến động.

Mùng 3 Tết bán lẻ hàng hoá và dịch vụ dần mở cửa trở lại
Siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã mở cửa trở lại, nhu cầu mua sắm của người dân bắt đầu tăng

Bán lẻ hàng hoá, dịch vụ đã mở cửa

Cục Quản lý giá, cho biết theo quy luật giá cả, một số mặt hàng thiết yếu thường nhích tăng trong các ngày Tết và sau đó dần giảm trở lại bình thường sau Tết. Tại một số tỉnh, thành lớn, nhiều siêu thị, cửa hàng mở cửa trở lại, nguồn cung hàng hóa không còn bị gián đoạn. Do đó, giá cả dự kiến không có nhiều biến động.

Ngoài ra, tình trạng nhu cầu giảm, sức mua trong dân vẫn hạn chế từ năm 2023 đến nay khiến cho tổng cầu giảm sẽ góp phần làm giá cả không biến động lớn do nguồn cung dồi dào.

Thực tế, theo thông báo, từ mùng 3 Tết, chuỗi siêu thị LotteMart trở lại phục vụ như ngày thường. Hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market của Central Retail khu vực phía Nam cũng hoạt động bình thường từ hôm nay, còn phía Bắc đã mở cửa đón khách theo khung giờ thường lệ từ mùng 2 Tết.

Đối với Saigon Co.op, mùng 2 và 3 Tết các siêu thị chỉ phục vụ buổi sáng tại khu vực TP.HCM, mùng 4-5 Tết mở cửa buổi sáng tại toàn hệ thống siêu thị, từ mùng 6 Tết hoạt động bình thường. Hệ thống Aeon cũng đã mở cửa theo thời gian bình thường từ 8h đến 22h từ mùng 2 Tết trở đi.

Trong khi đó, tại Tp Vinh, tỉnh Nghệ An, ngoài việc mở cửa hoạt động của siêu thị như Go! Vinh, Lotte từ ngày mùng 2 Tết, trong sáng ngày mùng 3 Tết, một số cửa hàng bán lẻ, dịch vụ ăn uống như cà phê cũng đã mở cửa trở lại và thu hút đông đảo người dân.

Cục Quản lý giá cho rằng các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao.

"Chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá đột biến", cơ quan quản lý nêu rõ.

Giá cả mốt số mặt hàng tăng nhẹ

Đánh giá về hai ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, Cục Quản lý giá, cho biết thị trường đã trở lại song vẫn chưa sôi động. Tại các chợ, tiểu thương hầu hết chưa mở cửa hoặc một số chỉ mở cửa lấy ngày khai trương. Do đó, giá cả tại các địa phương có tăng giảm đan xen nhưng không có đột biến, sốt giá.

"Nhìn chung giá cả tương đối ổn định so với trước Tết, chỉ một số nơi giá bán có thể tăng nhẹ so với trước Tết nhưng chủ yếu tập trung vào mặt hàng rau củ tươi, thủy hải sản tăng hơn 20%", cơ quan quản lý nhận định.

Mùng 3 Tết bán lẻ hàng hoá và dịch vụ dần mở cửa trở lại

Cụ thể, tại TP.HCM, ngày 11/2 (mùng 2 Tết), một số siêu thị như Co.opmart, Satra... hoạt động trở lại nhưng thời gian hoạt động ngắn hơn so với ngày thường.

Một số chợ truyền thống, chợ đầu mối cũng hoạt động trở lại nhưng với số lượng sạp ít, chủ yếu mua bán lương thực, thực phẩm thiết yếu như rau, củ và trái cây. Người dân cũng đã mua sắm đầy đủ vào các ngày trước đó nên sức mua giảm, mãi lực thấp.

Tại chợ đầu mối Thủ Đức, so với cùng kỳ năm trước, giá các mặt hàng rau, củ, quả, trái đa số tăng, giảm phổ biến 20-30% như bầu, bông cải xanh, bông cải trắng, cà chua, khổ qua, quýt đường, bưởi da xanh... Tại các chợ lẻ, một số mặt hàng phục vụ Tết như thịt heo, trứng gia cầm, hoa chưng Tết và bánh mứt cũng bắt đầu giảm giá.

Trong khi tại chợ đầu mối Vinh (Nghệ An), hôm mùng 2 Tết chưa kinh doanh mặt hàng thịt heo, chỉ có rau củ và trái cây với sản lượng nhập không nhiều, trong khi lác đác một số sạp, ki ốt khai trương kinh doanh. Sức mua yếu, giá các mặt hàng giảm trở lại như ngày thường.

Riêng các quán ăn, tiệm cà phê nhu cầu tiêu dùng của người dân tại TP Vinh đang tăng nhanh. Trong bối cảnh thời tiết nắng nóng, người dân du xuân và đi lễ đền, chùa tăng nhanh nên nhu cầu ăn uống tại một số quán đã khai trương trên địa bàn đang quá tải. Giá cả cũng nhích tăng nhẹ từ 10 - 20%.

Tại Đà Nẵng, ngày mùng 2 các chợ vẫn đóng cửa, chỉ có một số người bán hàng lẻ tẻ ở phía ngoài chợ, tập trung chủ yếu một số mặt hàng thịt heo và các loại rau xanh, củ quả.

Thịt heo không biến động, vẫn ổn định so với những ngày trước Tết. Rau, củ, quả giảm so với 30 tháng Chạp do lượng hàng bán còn dư để lại tiếp tục bán và nhu cầu mua sắm của người dân vào thời điểm này chưa cao.

Minh Đức

Bạn đang đọc bài viết Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ mở cửa trở lại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm.
Săn sale mùa nóng: Mẹo vặt giúp bạn tiết kiệm chưa từng có
Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, và cũng là lúc các thương hiệu tung ra những đợt giảm giá hấp dẫn để kích cầu mua sắm mùa hè. Đây chính là thời điểm vàng để những "thợ săn sale" chuyên nghiệp trổ tài của mình. Nhưng làm sao để săn được những món hời thực sự trong rừng khuyến mãi đầy mê hoặc?
Mua sắm online: Làn sóng mới thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm gần đây, mua sắm online đã không còn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cho đến những sản phẩm công nghệ cao, mọi thứ đều có thể được đặt mua chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh.
Trà đặc sản, cảm xúc riêng: Khi Phê La lắng nghe từng “Đồng Chill”
Phê La không chỉ là một thương hiệu trà, mà là hành trình khám phá và nâng tầm nông sản Việt. Với sự kết hợp giữa trà đặc sản và trải nghiệm cá nhân hóa, Phê La mang đến những tách trà đậm chất bản địa, lắng nghe từng cảm xúc, tạo nên một không gian thưởng thức đầy khác biệt.

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.