0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 02/10/2023 11:27 (GMT+7)

Bain Capital đồng ý rót ít nhất 200 triệu USD vào Masan, giá 85.000 đồng/cổ phiếu

Theo dõi KT&TD trên

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố thông tin về việc Bain Capital, quỹ đầu tư tư nhân với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD, đã đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan Group với giá trị mỗi cổ phần là 85.000 đồng.

tm-img-alt
Masan Group công bố giao dịch đầu tư vốn cổ phần đến 500 triệu USD từ quỹ ngoại.

Theo Masan, số tiền thu được từ giao dịch này sẽ được dùng để nâng cao vị thế tài chính và tối ưu hóa bảng cân đối kế toán của Masan. Giao dịch này cũng đánh dấu dự án đầu tư đầu tiên của Bain Capital vào Việt Nam. Đồng thời, thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư này vào câu chuyện tăng trưởng của thị trường tiêu dùng tại Việt Nam cũng như khả năng của Masan trong việc hiện thực hóa cơ hội phục vụ 100 triệu người tiêu dùng trong nước từ các nhu cầu cuộc sống cơ bản hàng ngày cho đến các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

Cụ thể, giao dịch này là khoản đầu tư vốn cổ phần dưới hình thức cổ phần ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi (CDPS) được phát hành với giá 85.000 đồng/cổ phần và có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông với tỷ lệ 1:1.

Mức cổ tức cố định của mỗi CDPS là 0% trong vòng 5 năm đầu tiên kể từ ngày phát hành. Kể từ sau năm thứ 6 trở đi, mức cổ tức cố định của mỗi CDPS lên đến 10%/năm. Ngoài cổ tức cố định, mỗi CDPS sẽ được nhận cổ tức với mức bằng với cổ tức chia cho mỗi cổ phần phổ thông (nếu có).

Vào năm thứ 10 kể từ ngày phát hành, các CDPS đang lưu hành sẽ bắt buộc chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của Masan Group.

Về giao dịch này, ông Danny Le, Tổng giám đốc của Masan Group cho biết: “Trong bối cảnh thị trường tiêu dùng gặp nhiều thách thức, Masan vẫn liên tục đầu tư vào nền tảng sẵn có và không ngừng thực hiện những đổi mới mang tính đột phá để luôn ở vị thế sẵn sàng khi thị trường tiêu dùng phục hồi. Chúng tôi đặt mục tiêu trở thành nhân tố mang lại lợi nhuận gia tăng gấp nhiều lần trong “thời điểm vàng” của câu chuyện tiêu dùng tại Việt Nam.

Giao dịch hợp tác cùng Bain Capital là sự ghi nhận nỗ lực của chúng tôi trong suốt thời gian qua. Masan đã không ngừng triển khai các sáng kiến, đầu tư lấy người tiêu dùng làm trọng tâm để đạt được 80% thị phần chi tiêu của người tiêu dùng. Chúng tôi mong muốn hợp tác cùng Bain Capital để thúc đẩy tầm nhìn này, trở thành nền tảng đáp ứng vạn nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng.”

Bain Capital có bề dày kinh nghiệm trong việc đầu tư để hỗ trợ sự tăng trưởng và quản trị của nhiều nhóm doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng ở châu Á, trong đó bao gồm cả các khoản đầu tư vào Công ty Schwan và Carver Korea. Jefferies Singapore Limited đóng vai trò là đơn vị tư vấn tài chính cho Masan Group trong giao dịch này. Giao dịch phụ thuộc vào các phê duyệt phù hợp theo điều lệ của doanh nghiệp và quy định pháp luật hiện hành.

Masan cũng kỳ vọng giao dịch sẽ hoàn tất trong năm 2023 và sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp vốn cổ phần chiến lược khác, trong đó bao gồm giảm bớt tỷ trọng trong các mảng kinh doanh không cốt lõi, gia tăng thanh khoản và đạt được tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA bền vững dưới mức 3,5x một cách ổn định lâu dài.

Theo đại diện Masan Group, các nhà đầu tư khác đang mong muốn đàm phán với tập đoàn và tùy theo nhu cầu sử dụng vốn của tập đoàn cũng như điều kiện thị trường, Masan có thể tăng mức đầu tư lên đến 500 triệu USD.

Anh Phan

Bạn đang đọc bài viết Bain Capital đồng ý rót ít nhất 200 triệu USD vào Masan, giá 85.000 đồng/cổ phiếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.