0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 12/08/2023 08:32 (GMT+7)

An Giang yêu cầu quản lý chặt chẽ nguồn VLXD cho các dự án trọng đểm

Theo dõi KT&TD trên

UBND tỉnh An Giang yêu cầu các sở, ban, ngành và các địa phương tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và xử lý nghiêm những vi phạm có liên quan.

Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; quản lý chặt chẽ nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án đường bộ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan thực hiện tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm và bảo vệ nguồn khoáng sản chưa khai thác.

Trong đó, UBND tỉnh An Giang giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát tham mưu đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ; tham mưu xây dựng cơ sở dữ liệu về địa chất, khoáng sản, thông tin giấy phép hoạt động khoáng sản; tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản cập nhật dữ liệu, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.

Tỉnh An Giang yêu cầu quản lý chặt chẽ nguồn VLXD cho các dự án trọng điểm - Ảnh 1
Ảnh minh họa. Internet

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát tổng thể việc thực hiện chính sách, pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan (nhất là pháp luật về đất đai, đấu giá tài sản) trên địa bàn tỉnh để tham mưu UBND tỉnh có các đề xuất, kiến nghị liên quan dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.

Tiếp tục rà soát, tham mưu UBND tỉnh về các thủ tục liên quan đến công tác khai thác mỏ mới và nâng công suất các mỏ đá, mỏ cát đã cấp phép, đang khai thác trên địa bàn nhằm đáp nhu cầu và tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với sở, ngành, địa phương hỗ trợ các đơn vị liên quan trong việc thỏa thuận giá chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, bồi thường cây cối, hoa màu… đối với các mỏ mới nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc, đảm bảo phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của nhà nước quy định, không để xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá…

Đồng thời, tham mưu thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ giao mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường mở mới cho nhà thầu thi công dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc; không để xảy ra việc giao mỏ mới không đúng đối tượng, làm nảy sinh hoạt động “mua đi, bán lại” tăng giá vật liệu; chủ động rà soát các mỏ vật liệu đã cấp để tham mưu biện pháp xử lý kịp thời đối với mỏ cấp không đúng quy định (nếu có); tham mưu xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với tình trạng “găm hàng”, cung cấp không đúng địa chỉ, danh mục dự án, công trình được cấp thẩm quyền phê duyệt, cung cấp ra thị trường bên ngoài làm ảnh hưởng tiến độ thi công các dự án.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; yêu cầu các chủ mỏ/nhà đầu tư thực hiện nghiêm việc cung cấp vật liệu phục vụ xây dựng các công trình sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định, trường hợp phát hiện nguồn vật liệu được cung cấp cho các công trình khác hoặc bán ra thị trường không đúng quy định thì đề xuất UBND tỉnh thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, dừng dự án nạo vét thông luồng hoặc nạo vét chỉnh trị dòng chảy kết hợp thu hồi khoáng sản; thực hiện quản lý chặt chẽ sản lượng khai thác, trữ lượng mỏ khoáng sản; thường xuyên kiểm tra địa hình đáy sông của các khu vực mỏ, dự án nạo vét thông luồng hoặc nạo vét chỉnh trị dòng chảy để kịp thời tham mưu đề xuất việc điều chỉnh giấy phép, đóng cửa mỏ, dừng dự án và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có)…

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công suất khai thác của các mỏ khoáng sản, các dự án nạo vét thông luồng, chỉnh trị dòng chảy hạn chế sạt lở đường bờ sông trên địa bàn tỉnh. Việc tham mưu cấp phép khai thác tuân thủ theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/202, đảm bảo không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, phòng chống sạt lở và tai biến địa chất, đảm bảo đa dạng sinh học và bảo vệ rừng; đảm bảo quốc phòng – an ninh; an toàn giao thông. Việc khai thác cát sông không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng bờ, bãi sông.

Yêu cầu tổ chức khai thác cát thực hiện nghiêm việc thiết lập hệ thống và thực hiện quan trắc, giám sát tác động xói lở lòng, bờ sông theo quy định; chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong khai thác, không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông.

Rà soát, đôn đốc các cơ sở khai thác khoáng sản có Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ; thực hiện bàn giao đất cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật.

Tiếp tục rà soát số liệu về công tác quản lý khoáng sản cát sông (công tác quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác; tài nguyên trữ lượng đã cấp/đã khai thác/trữ lượng còn lại; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm (số vụ việc, hành vi vi phạm, số tiền phạt…), đề xuất, kiến nghị các biện pháp tăng cường quản lý. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản, báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm bảo đúng thời gian.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện ra soát bảng giá tính thuế tài nguyên; công bố, cập nhật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý giá các loại vật liệu xây dựng thông thường, chỉ số giá xây dựng; Tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các dự án nạo vét thông luồng, không để xảy tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; đấu tranh, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về khoáng sản, giám sát, kiểm tra các phương tiện vận chuyển cát trên sông; đôn đốc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, xử lý nghiêm các vi phạm về nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý,…..

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết An Giang yêu cầu quản lý chặt chẽ nguồn VLXD cho các dự án trọng đểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc cấp sổ cho 4 dự án nhà ở thương mại
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng vừa có Thông báo kết luận tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại 4 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố.
Những nguyên tắc cần biết khi mua nhà, đất
Mua nhà đối với nhiều người là việc chỉ làm 1,2 lần trong đời, bởi vậy, khi quyết định mua nhà, đất cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản trước khi thanh toán tiền mua nhà, đất để tránh những rủi ro không đáng có.
Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.