0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 05/04/2023 10:47 (GMT+7)

700 dự án chậm triển khai: Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo nóng

Theo dõi KT&TD trên

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu tập trung kiểm tra, xử lý các dự án lớn chậm triển khai và phân cấp, phân rõ trách nhiệm cho từng đơn vị.

Sáng 4/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì làm việc với UBND huyện Thạch Thất về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo của UBND huyện Thạch Thất, trên địa bàn huyện có 28 dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai. Trong 28 dự án chậm triển khai này, chia làm 2 nhóm.

Nhóm thứ nhất, huyện Thạch Thất đề nghị thu hồi đất, huỷ quyết định thu hồi đất, chấm dứt hoặc rà soát dự án là 15 dự án.

Cụ thể, huyện đề nghị thực hiện thủ tục chấm dứt dự án đối với 9 dự án đã có Quyết định chấm dứt việc thu hồi đất, giao đất của UBND Thành phố. Đề nghị tiếp tục rà soát các cơ sở pháp lý của dự án làm căn cứ thực hiện các bước tiếp theo đối với 4 dự án (2 dự án của doanh nghiệp tư nhân chè Minh Nguyệt, dự án Công ty TNHH MTV SUDICO Tiến Xuân, dự án của Công ty CP xây lắp và thương mại Hoà Bình).

Trong đó, có 2 dự án UBND huyện Thạch Thất đề nghị UBND Thành phố xem xét vị trí phù hợp với mục đích sử dụng đất tại Quy hoạch khu đô thị Hoà Lạc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 (dự án Khu đô thị Tiến Xuân của Công ty TNHH một thành viên SUDICO Tiến Xuân, dự án Xây dựng nhà vườn của Công ty Cổ phần xây lắp và thương mại Hoà Bình).

700 dự án chậm triển khai: Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo nóng (Bài 11) - Ảnh 1
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Huyện Thạch Thất cũng đề nghị UBND Thành phố ban hành Quyết định chấm dứt việc thu hồi, giao đất đối với 2 dự án thuộc: Công ty TNHH Phú Đạt (nay là Công ty TNHH Phú Đạt Hoà Bình), Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường.

Nhóm thứ hai, UBND huyện Thạch Thất đề nghị tiếp tục rà soát các thủ tục dự án với 13 dự án.

Cụ thể, UBND huyện Thạch Thất đề nghị tiếp tục rà soát các dự án theo các Văn bản của UBND Thành phố đối với 8 dự án; đề nghị tiếp tục rà soát, gia hạn thời gian sử dụng đất 24 tháng đối với 4 dự án (Công ty TNHH Thành Hưng, Công ty CP Xây lắp cơ giới và ĐTTM Contresim, Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex, Công ty CP in Thương mại Hà Nội); đề nghị UBND Thành phố giao UBND huyện thực hiện công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đối với 1 dự án của Công ty CP Mirolin miền Bắc (trước đây là Công ty TNHH Phú Đạt).

UBND huyện Thạch Thất đề nghị Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo dự án chậm triển khai Thành phố quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên địa bàn huyện.

Chỉ đạo nóng

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục tập trung kiểm tra, xử lý 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn, kiên quyết thu hồi, chấm dứt và hỗ trợ thu hồi các dự án chậm triển khai, không để tình trạng chây ỳ, kéo dài và coi đây là việc làm thường xuyên, định kỳ hàng năm. Với các dự án đầy đủ thủ tục thì cho triên khai ngay theo phân kỳ và từng bước.

"Thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhưng cũng quyết liệt thu hồi ngay các dự án chậm triển khai… Dù dự án quan trọng đến đâu cũng không để tổn hại đến lợi ích của người dân", Chủ tịch TP.Hà Nội khẳng định.

700 dự án chậm triển khai: Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo nóng (Bài 11) - Ảnh 2
Dự án KĐT Tiến Xuân Sudico treo 15 năm gây lãng phí tài nguyên đất.

Đối với dự án khu đô thị Tiến Xuân của công ty TNHH một thành viên SUDICO Tiến Xuân, dự án Xây dựng nhà vườn của công ty Cổ phần xây lắp và thương mại Hoà Bình, Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội xem xét, thống nhất với huyện Thạch Thất để tham mưu UBND Thành phố bố trí vị trí phù hợp trong quy hoạch khu đô thị Hoà Lạc.

Để tháo gỡ khó khăn, các sở, ngành đẩy nhanh quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn bởi đây là nền tảng để tháo gỡ khó khăn đối với các dự án sử dụng đất chậm triển khai.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan thống kê, phân loại các dự án theo quy định, lựa chọn địa phương còn tồn tại nhiều dự án để kiểm tra, rà soát. Trước mắt tập trung kiểm tra, xử lý các dự án lớn chậm triển khai và phân cấp, phân rõ trách nhiệm cho từng đơn vị.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Trao đổi với Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường, Luật sư Hà Huy Phong - Phó Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường (Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam), Giám đốc Điều hành Công ty Luật Inteco nhấn mạnh, các dự án chậm tiến độ, dự án treo gây lãng phí lớn về tài chính của chính chủ đầu tư, thị trường, người tiêu dùng và của cả ngân sách Nhà nước; làm méo mó hình ảnh về môi trường đầu tư và niềm tin vào hệ thống pháp luật, khả năng thực thi pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

"Việc dự án bị chậm tiến độ cũng phần nào phản ánh thực trạng lập pháp và hành pháp của chúng ta. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhưng chưa phù hợp với thực tiễn, chưa thực sự đi vào cuộc sống, còn là lực kháng trở đối với nhu cầu tự nhiên của nền kinh tế thị trường và xã hội. Nhìn tổng quan, đó là thứ mà chúng ta đang rất yếu", Luật sư Phong nhận định.

Theo Luật sư Hà Huy Phong, chúng ta cần hoàn thiện lại hệ thống quy phạm pháp luật, bổ sung thêm các quy định cụ thể và rõ ràng hơn trong việc thu hồi dự án treo, dự án không triển khai. Trong đó làm rõ vấn đề xử lý quyền tài sản của chủ đầu tư trên đất và trách nhiệm của chủ đầu tư buộc phải thực hiện khi vi phạm nghĩa vụ về tiến độ triển khai dự án.

Ngoài ra, cần có các quy định pháp luật nghiêm minh hơn, cụ thể hơn để xử lý trách nhiệm của những người đứng đầu ở các địa phương. Sự thiếu quyết liệt và thoả hiệp của cán bộ quản lý địa phương là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng dự án treo.

Thục Quyên

Bạn đang đọc bài viết 700 dự án chậm triển khai: Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo nóng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.