0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 07/05/2024 10:06 (GMT+7)

60 doanh nghiệp Việt Nam vào "tầm ngắm" điều tra CBPG pin mặt trời

Theo dõi KT&TD trên

Liên minh Ủy ban Thương mại Sản xuất Năng lượng Mặt trời Hoa Kỳ cáo buộc với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam là 271,45%.

Cục phòng vệ thương mại (Bộ công thương) vừa thông báo, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) với sản phảm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Thái Lan, Malaixia, Campuchia và Việt Nam. Mặt hàng này từ cả 4 nước đều bị đề nghị điều tra cả chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Cụ thể, sản phẩm bị đề nghị điều tra là một số sản phẩm pin năng lượng mặt trời thuộc mã HS 8501.61.0000, 8507.20.80, 8541.42.0010, và 8541.43.0010

Trong đó nguyên đơn nêu tên khoảng 60 công ty của Việt Nam. Nguyên đơn đề nghị với thời kỳ điều tra là năm 2023 và thời kỳ điều tra thiệt hại trong 3 năm (2021-2023).

60 doanh nghiệp Việt Nam vào "tầm ngắm" điều tra chống bán phá giá pin mặt trời - Ảnh 1
60 doanh nghiệp Việt Nam vào "tầm ngắm" điều tra chống bán phá giá pin mặt trời.

Theo số liệu hải quan Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam năm 2023 là 4,2 tỷ USD. Theo đó, mặt hàng pin năng lượng mặt trời xuất khẩu từ Việt Nam chiếm tỷ trọng 26% trong tổng nhập khẩu pin năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ (cao nhất trong số những nước cáo buộc).

Với biên độ cáo buộc bán phá giá, Liên minh Ủy ban Thương mại Sản xuất Năng lượng Mặt trời Hoa Kỳ cáo buộc với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam là 271,45% (cao nhất trong 04 nước bị cáo buộc).

Theo Cục Phòng vệ thương mại, do Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam.

Về cáo buộc trợ cấp, nguyên đơn cáo buộc các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu pin mặt trời Việt Nam đã nhận được 31 chương trình trợ cấp từ Chính phủ, gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, các chương trình trợ cấp bị cáo buộc thuộc nhóm các chương trình cho vay gồm các chương trình cho vay ưu đãi, bao thanh toán, bảo lãnh xuất khẩu với lãi suất, cho vay ưu đãi “tín dụng xanh” của 4 ngân hàng thương mại cổ phẩn có vốn nhà nước (Agribank, VietinBank, Vietcombank và BIDV) do các ngân hàng này chịu sự can thiệp của Chính phủ; chương trình tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và các chương trình hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

Nhóm các chương trình ưu đãi thuế gồm các chương trình về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư mới, cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho dự án năng lượng mặt trời, chương trình khấu hao hanh, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thô dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu vào khu công nghiệp, miễn thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu nhập khẩu cho doanh nghiệp chế xuất và nằm trong khu chế xuất.

Nhóm các chương trình ưu đãi về đất gồm các chương trình miễn giảm tiền thuê/thuế hoặc phí sử dụng đất và mặt nước cho các ngành được khuyến khích, doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ưu đãi về đất cho các dự án năng lượng mặt trời.

Nhóm các chương trình tài trợ xúc tiến xuất khẩu và hỗ trợ đầu tư, cung cấp tiện ích với mức giá ưu đãi như điện, nước và các tiện ích khác cho doanh nghiệp với mức giá ưu đãi.

Bên cạnh đó, nguyên đơn cáo buộc các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Việt Nam cũng được hưởng lợi từ trợ cấp xuyên quốc gia của chính phủ Trung Quốc.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết 60 doanh nghiệp Việt Nam vào "tầm ngắm" điều tra CBPG pin mặt trời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra các quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Cao-su Sông Bé và CTCP Chứng khoán đầu tư tài chính Việt Nam do những vi phạm trong công bố thông tin, không quy định nội dung họp trực tuyến trong quy chế nội bộ, giao dịch, báo cáo...
Cú đúp giải thưởng AREA 2025 - Dấu ấn đổi mới của ROX Group
Gặt hái “cú đúp” danh hiệu tại AREA 2025, ROX Group chứng minh năng lực quản trị hiện đại và vai trò tiên phong trong phát triển bền vững. Thành quả này là kết tinh từ chiến lược đổi mới toàn diện và nỗ lực không ngừng tạo giá trị thật cho cộng đồng ...

Tin mới

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.
Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.