0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 02/05/2024 08:15 (GMT+7)

Lâm Đồng: Xử lý doanh nghiệp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng

Theo dõi KT&TD trên

Tự ý chuyển mục đích gần 1,5ha đất rừng phòng hộ sang mục đích khác, Công ty cổ phần xây dựng - du lịch Nam Hồ bị phạt 300 triệu đồng.

Liên tục vi phạm

Ngày 26/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký Quyết định số 757/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần xây dựng – du lịch Nam Hồ (trụ sở tại cư xá Bắc Hải, phường 15, quận 10, TP.HCM).

Theo quyết định xử phạt, ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng xác định Công ty cổ phần xây dựng – du lịch Nam Hồ đã thực hiện hành vi chuyển 1,43ha đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sang mục đích khác (đất phi nông nghiệp) mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép để xây dựng các công trình thuộc dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hồ tại tiểu khu 151, phường 11, TP. Đà Lạt.

Lâm Đồng: Xử lý doanh nghiệp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng - Ảnh 1
Một góc dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hồ. (Ảnh báo CAND)

Với hành vi vi phạm nêu trên, Công ty cổ phần xây dựng – du lịch Nam Hồ bị phạt tiền 300 triệu đồng. Đồng thời, công ty này buộc phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là hơn 3,9 tỷ đồng.

Liên quan đến dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hồ, trước đó vào tháng 11/2020, qua kiểm tra thực tế cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng ghi nhận Công ty cổ phần xây dựng Du lịch Nam Hồ đã triển khai thi công xây dựng 15 khối công trình khu nhà ở, khu trà hoa viên sai lệch với giấy phép được cấp và bản vẽ thiết kế đã được duyệt. Theo tính toán của cơ quan chức năng, tổng diện tích hầm, nhà sai phạm là trên 2.534 m 2...

Từ các sai phạm này, năm 2020 UBND TP. Đà Lạt đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 80 triệu đồng (40 triệu đồng/quyết định), đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Du lịch Nam Hồ. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn yêu cầu chủ đầu tư ngừng thi công công trình, liên hệ cơ quan chức năng lập hồ sơ, thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế theo quy định.

Tiếp đó, vào tháng 8/2022, UBND TP. Đà Lạt đã có báo cáo về tình hình kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hồ. Theo báo cáo, tính đến thời điểm 31/8/2022, trong 60 công trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hồ có 18 công trình đã lập hồ sơ xử lý, trong đó chủ đầu tư mới khắc phục được 6 công trình.

Ngoài 24 công trình thi công sai phép (lớn hơn so với giấy phép được cấp với diện tích nhỏ hơn 10 m 2) có thể điều chỉnh giấy phép xây dựng, số còn lại 44 công trình sai phạm tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hồ .

Từng bị Thanh tra tỉnh chỉ ra nhiều vi phạm

Ngày 18/11/2022, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kết luận số 97/KL-TTr việc lập dự án, quá trình đầu tư và khai thác sử dụng tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hồ của Công ty cổ phần xây dựng du lịch Nam Hồ.

Theo đó, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hồ có quy mô 10,31ha, tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, trong đó vốn của Công ty cổ phần xây dựng du lịch Nam Hồ là 40 tỷ đồng, còn lại 70 tỷ đồng là vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng.

Tại thời điểm thanh tra, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng xác định dự án còn 3 công trình chưa thực hiện xây dựng (nhà hàng ẩm thực ký hiệu 10.1; nhà nghỉ ký hiệu 3.2; khách sạn trung tâm ký hiệu số 1.5) và một công trình mới thi công phần móng (khu văn hóa lễ hội sinh viên).

Khu thương mại dịch vụ không sử dụng đúng công năng mà được ngăn ra thành 15 căn hộ; khu nhà hàng ẩm thực (4 căn) không có hoạt động kinh doanh ẩm thực mà là 3 căn biệt thự (còn 1 căn chưa xây dựng); khu trà hoa viên là 12 căn biệt thự không có dấu hiệu hoạt động là khu giới thiệu đặc sản trà Lâm Đồng và quán trà phổ thông 50 khách...như mục tiêu của dự án.

Lâm Đồng: Xử lý doanh nghiệp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng - Ảnh 2
Hình ảnh một số căn biệt thự, villa tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hồ được quảng cáo trên các trang thông tin điện tử.

Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cho biết, dự án có dấu hiệu hoạt động không đúng theo mục tiêu đầu tư là khu nghỉ dưỡng hiện đại có quy mô phục vụ từ 200-300 khách lưu trú và 500-1.000 khách vãng lai/ngày, đêm nhằm thu hút khách du lịch vào Lâm Đồng và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Dù có tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, thế nhưng kết quả thanh tra còn cho thấy, trong quá trình thực hiện dự án từ năm 2006 đến 30/6/2022, chủ đầu tư dự án có nhận tiền vốn góp của 92 cá nhân với tổng giá trị góp vốn là 219,737 tỷ đồng, gấp gần 2 lần tổng mức đầu tư.

Ngoài ra, qua thanh tra Thanh tra tỉnh Lâm Đồng còn xác định, Công ty cổ phần xây dựng du lịch Nam Hồ xây dựng 93 công trình có mái che với tổng diện tích 12.822,52m2. Trong đó, có 55 công trình xây dựng lệch vị trí một phần; 38 công trình xây dựng ngoài vị trí so với vị trí UBND tỉnh cho chuyển mục đích sử dụng đất năm 2006, 2011 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2016.

Đối với công trình không có mái che, công ty đã xây dựng sân bãi, bãi đậu xe với tổng diện tích 4.609m2, tăng 1.050m2 so với diện tích được chuyển mục đích sử dụng đất; đường giao thông nội bộ đã xây dựng với tổng diện tích 8.807m2, tăng 2.777m2 so với diện tích được chuyển mục đích sử dụng đất.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Lâm Đồng: Xử lý doanh nghiệp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc cấp sổ cho 4 dự án nhà ở thương mại
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng vừa có Thông báo kết luận tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại 4 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố.
Những nguyên tắc cần biết khi mua nhà, đất
Mua nhà đối với nhiều người là việc chỉ làm 1,2 lần trong đời, bởi vậy, khi quyết định mua nhà, đất cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản trước khi thanh toán tiền mua nhà, đất để tránh những rủi ro không đáng có.
Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.