5 tháng đầu năm sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, tăng trưởng
Đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm, Bộ Công Thương cho biết, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%).
Theo đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,6%), đóng góp 6,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,2%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,9%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 5,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,4%), làm giảm 0,8 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng với 55 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 8 địa phương có IIP giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,6%), đóng góp 6,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,2%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,9%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 5,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,4%), làm giảm 0,8 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng với 55 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 8 địa phương có IIP giảm so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá do: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Phú Thọ tăng 31,2%; Bắc Giang tăng 24,9%; Bình Phước tăng 14,8%; Hà Nam tăng 14,5%; Hải Phòng tăng 14,4%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Khánh Hòa gấp 5,4 lần; Trà Vinh tăng 95,9%; Thanh Hóa tăng 33,3%; Hải Dương tăng 21,1%; Hải Phòng tăng 17,2%; Phú Thọ tăng 15,0%; Bắc Giang tăng 14,6%).
Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước (như Hà Giang tăng 0,4%; Bắc Ninh tăng 0,05%; Hà Tĩnh giảm 9,0%; Quảng Ngãi giảm 8,2%; Cà Mau giảm 2,5%); ngành sản xuất, phân phối điện giảm so với cùng kỳ năm trước (Sơn La giảm 40,1%; Hòa Bình giảm 27,7%; Quảng Ngãi giảm 19,9%; Lâm Đồng giảm 9,3%; Gia Lai giảm 4,1%).
Về thương mại, với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong 5 tháng đầu năm tiếp tục khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực. Trong tháng 5, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,62 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,2%; nhập khẩu tăng 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,01 tỷ USD.
Còn tại thị trường trong nước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2024 ước đạt 519,8 nghìn tỷ đồng giảm nhẹ (0,1%) so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng, đi lại của người dân giảm sau kỳ nghỉ lễ dài của tháng trước nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng 9,5% nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.
5 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.580,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, (cùng kỳ năm 2023 tăng 12,3%), trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,1%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 45,1%. Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.998,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,5% tổng mức và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 4,5%). Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,5%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 13,4%; may mặc tăng 10,3%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 1,3%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 15,5%.
Trong 5 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa của một số địa phương tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Quảng Ninh tăng 10,1%; Hải Phòng tăng 9,5%; Cần Thơ tăng 8,4%; Đà Nẵng tăng 8,2%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,8%; Hà Nội tăng 6,7%.
Bộ Công Thương cho biết, có được kết quả trên là nhờ hiệu quả từ các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, các chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ trong giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các dự án công nghiệp trọng điểm; Kết quả thu hút, giải ngân vốn FDI giúp tăng năng lực sản xuất trong nước; Sự phục hồi của thị trường thế giới, dần chuyển sang trạng thái mới, thích ứng với những biến động lớn các năm 2022, 2023; số lượng các đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng; Các kết quả nổi bật trong công tác đối ngoại về kinh tế, đặc biệt với các đối tác thương mại lớn của nước ta như Mỹ, Trung Quốc... giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư.
Tiến Hoàng (t/h)