0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 14/12/2023 17:44 (GMT+7)

Xúc tiến thương mại - Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 13/12/2023, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đồng chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương tỉnh Bình Dương phối hợp đồng tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại - Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ.

Với chủ đề “Tận dụng cơ hội – Vững bước tiến mới”, Hội nghị triển khai nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ giao, nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, kết nối cung cầu, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành hàng, sản phẩm của địa phương vùng Đông Nam Bộ; hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.

Xúc tiến thương mại - Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ

Thứ trưởng Phan Thị Thắng phát biểu khai mạc Hội nghị

Hội nghị thu hút gần 400 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến. Tại hội nghị đã tập trung trao đổi, thảo luận các giải pháp nhằm tăng cường kết nối các chủ thể của hệ sinh thái xuất nhập khẩu, thúc đẩy liên kết sản xuất, kết nối đối tác xuất nhập khẩu, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ, quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành hàng, sản phẩm của địa phương trong Vùng; chia sẻ các thông tin thị trường, xu hướng thương mại quốc tế, cơ hội xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.

Trong khuôn khổ Hội nghị còn kết hợp tổ chức khu trưng bày cho gần 100 doanh nghiệp từ 6 tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ tham gia giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết: “Sở hữu tiềm năng, lợi thế vượt trội về tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế -chính trị chiến lược kết nối các vùng kinh tế khu vực phía Nam và cả nước với các nước khu vực ASEAN và thế giới, Đông Nam Bộ đảm nhiệm vai trò đầu tàu kinh tế và trung tâm phát triển thương mại, công nghiệp, du lịch, dich vụ lớn nhất của cả nước; trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài, là khu vực tiềm năng cho quá trình dịch chuyển và tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu”

Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, thời gian qua, khu vực Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, đi đầu trong hội nhập, phát triển công nghiệp, thương mại và thu hút đầu tư, với nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm có thương hiệu.

Xúc tiến thương mại - Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ

Hội nghị thu hút đông đảo đại biểu tham dự

Phó Chủ tịch tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành cũng nhận định, vùng Đông Nam Bộ được đánh giá là một trong những vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới, phát triển đất nước. Với diện tích 23,6 ngàn km2, dân số hơn 18 triệu người, đóng góp 32% GDP của cả nước, 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Hiện vùng Đông Nam Bộ thu hút vốn FDI lớn nhất chiếm 41,1% tổng vốn FDI của cả nước, khẳng định vị thế vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước.

11 tháng qua, trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, thách thức, kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa của địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ đạt hơn 200,5 tỷ USD, chiếm gần 32,4% thương mại của Việt Nam, trong đó thành phố Hồ Chí Minh duy trì tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu cao nhất cả nước, đạt gần 89 tỷ USD, hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đều ghi nhận kim ngạch xuất-nhập khẩu cao trên 30 tỷ USD với lần lượt 47,7 tỷ USD và 34 tỷ USD.

Mặc dù chưa có tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng với quy mô xuất khẩu lớn đã góp phần giữ vững vị thế của vùng Đông Nam Bộ trong việc dẫn dắt hoạt động xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu của vùng Đông Nam Bộ đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó tập trung chủ yếu ở các thị trường truyền thống, đặc biệt với các thị trường mà Việt Nam đã có các Hiệp định thương mại tự do như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN…

Xúc tiến thương mại - Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ

Toạ đàm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ

Để thúc đẩy xuất khẩu cho vùng Đông Nam Bộ, theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, mỗi một vùng, mỗi một mô hình phát triển cần có cách thức xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường khác nhau. Trong mỗi vùng lại có sản phẩm đặc thù cần chăm chút. Đông Nam Bộ không chỉ có lợi thế về nông lâm thủy sản mà còn có thế mạnh về sản phẩm công nghiệp.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết, các tỉnh Đông Nam bộ cần nghiên cứu kỹ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ và các lợi thế nội tại của vùng để tìm kiếm cơ hội.

Vùng Đông Nam Bộ không chỉ xuất khẩu sản phẩm của vùng mà có thể xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm của tất cả các vùng khác trong cả nước đưa về đây để chế biến.

"Bộ Công Thương mong các địa phương trong vùng phải tính toán và liên kết với nhau, đưa ra được thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ. Thế mạnh này không giúp cho vùng mà còn kéo cả nền sản xuất của cả nước đi lên", Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị.

Với vai trò là cơ quan quản lý kinh tế đa ngành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại, công nghiệp, điều hành lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của các địa phương vùng Đông Nam Bộ, hỗ trợ các doanh nghiêp trong vùng phát triển thị trường xuất nhập khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của vùng ở thị trường trong và ngoài nước, tận dụng các cơ hội quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực của vùng, góp phần thúc đẩy thương mại của vùng phát triển năng động hơn nữa, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xúc tiến thương mại - Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ

Các đại biểu đi thăm gian hàng trưng bày tại Hội nghị

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, dự kiến năm 2024, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới, thực hiện đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại. Về phía Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục dành các trọng tâm hoạt động Xúc tiến thương mại hướng tới các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Bộ.

Do đó năm 2024, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại khu vực Đông Nam Bộ cũng như các chương trình Xúc tiến thương mại cấp quốc gia, chương trình Thương hiệu quốc gia với sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khu vực Đông Nam Bộ.

Đặc biệt năm 2024, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) lần đầu tiên hợp tác với Messe Frankfurt, một trong những nhà tổ chức hội chợ, triển lãm và sự kiện hàng đầu thế giới tổ chức Triển lãm Thương mại Quốc tế về May mặc, Dệt may và Công nghệ Dệt may (VIATT 2024) sẽ khai mạc từ ngày 28 tháng 2 – 01 tháng 3 năm 2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Thành phố Hồ Chí Minh, một triển lãm hoàn toàn mới cho ngành dệt may Việt Nam.

Bạn đang đọc bài viết Xúc tiến thương mại - Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.