0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 03/06/2024 10:22 (GMT+7)

Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 7.000 tỷ, không thể trả nợ trái phiếu DN

Theo dõi KT&TD trên

Kết thúc năm 2023, Xi măng Công Thanh lỗ gần 1.826 tỷ đồng, nâng số lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2023 lên 7.906 tỷ đồng. Lỗ lũy kế lớn khiến công ty âm vốn chủ sở hữu 7.006 tỷ đồng.

Mới đây, Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh đã công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2023. Theo đó, năm 2023 doanh thu thuần của công ty đạt hơn 483,4 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước.

Công ty ghi nhận lỗ gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 271,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi gộp hơn 153,2 tỷ đồng. Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2023 đạt 1.821,8 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ.

Kết thúc năm 2023, Xi măng Công Thanh lỗ gần 1.826 tỷ đồng, nâng số lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2023 lên 7.906 tỷ đồng. Lỗ lũy kế lớn khiến công ty âm vốn chủ sở hữu 7.006 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2023, tổng cộng tài sản của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 11.999,8 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,6% so với hồi đầu năm.

Công ty chỉ còn hơn 254 triệu đồng tiền mặt; hơn 2,7 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Phải thu ngắn hạn của công ty tăng mạnh lên mức hơn 314,4 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm.

Hàng tồn kho của Xi măng Công Thanh tính đến ngày 31/12/2023 hơn 218 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 222,2 tỷ đồng hồi đầu năm.

Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 7.000 tỷ, không thể trả nợ trái phiếu DN
Xi măng Công Thanh chỉ còn hơn 254 triệu đồng tiền mặt và hơn 2,7 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

Tại thời điểm ngày 31/12/2023, Xi măng Công Thanh có nợ phải trả lên đến 19.005 tỷ đồng, trong đó tổng nợ vay từ hai ngân hàng VietinBank và SHB là hơn 7.317 tỷ đồng. Đáng chú ý, các khoản vay nợ tại Ngân hàng VietinBank chiếm 96% tổng nợ, tương đương hơn 7.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, khoản nợ gần 287 tỷ đồng tại Ngân hàng SHB theo thuyết minh trong báo cáo tài chính là khoản vay ngắn hạn từ năm 2017 với lãi suất 10%/năm để bổ sung vốn lưu động.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính, SHB đã bán khoản nợ này lại cho Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC) vào năm 2019, nhưng đến tháng 11/2021, SHB đã mua lại khoản nợ này từ VAMC.

Ngoài ra, Xi măng Công Thanh còn có khoản nợ vay theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng VietinBank bao gồm hơn 2.383 tỷ đồng trái phiếu phát hành trong các năm 2009 - 2010 (ngày đáo hạn tới năm 2033) để đầu tư dự án dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Công Thanh.

Theo công văn năm 2017 của VietinBank về cơ cấu thời hạn trả nợ gốc và lãi, Xi măng Công Thanh phải thanh toán nợ gốc đến năm 2035 và lãi từ năm 2020 tới năm 2035.

Nghi nghờ khả năng hoạt động liên tục

Đơn vị kiểm toán đã chỉ ra nhiều dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Xi măng Công Thanh do khoản lỗ lũy kế của công ty vượt vốn chủ sở hữu.

Theo báo cáo tài chính đã soát xét năm 2023 của Xi măng Công Thanh, công ty lỗ gần 1.826 tỷ đồng trong năm 2023, nâng số lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2023 lên 7.906 tỷ đồng. Lỗ lũy kế lớn khiến cho công ty âm vốn chủ sở hữu 7.006 tỷ đồng.

Lỗ lớn, âm vốn, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn, ngoài ra, Công ty thanh toán các khoản vay dài hạn đến hạn trả và trái phiếu đến hạn trả cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), khoản vay ngắn hạn cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) và tổng tiền lãi vay quá hạn cho các Ngân hàng này.

Đơn vị kiểm toán cho rằng những điều này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 7.000 tỷ, không thể trả nợ trái phiếu DN
Đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm 2023 của Xi măng Công Thanh

Bên cạnh đó, Ban Tổng Giám đốc không thể cung cấp bằng chứng khả năng thanh toán các khoản nợ vay dài hạn đến hạn phải trả và trái phiếu dài hạn đến hạn phải trả; vay ngắn hạn đã quá hạn thanh toán; các khoản lãi vay ngắn hạn và lãi vay dài hạn đã quá hạn thanh toán như đã nêu.

Kiểm toán cho biết, không thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc sử dụng giả định hoạt động liên tục để lập báo cáo tài chính này là phù hợp. Do đó, đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm 2023 của Xi măng Công Thanh.

Ngày 29/5 vừa qua, trên cổng thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố văn bản của Xi măng Công Thanh gửi HNX về việc công bố thông tin định kỳ về tình hình thanh toán gốc, lãi năm 2023.

Theo đó, năm 2023, Xi măng Công Thanh đến hạn thanh toán lãi cho bốn lô trái phiếu XMCT1209, XMCT0510_5, XMCT0510_8 và XMCT1210_1500 với tổng số tiền cần thanh toán là hơn 267 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty đã không thể thanh toán số tiền này với lý do gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Minh Đức

Bạn đang đọc bài viết Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 7.000 tỷ, không thể trả nợ trái phiếu DN. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.