0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 09/03/2023 08:04 (GMT+7)

Vì sao Quảng Bình chưa có dự án nhà ở xã hội nào nên "hình hài"?

Theo dõi KT&TD trên

Đến nay, chưa có dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp nào trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nên "hình hài". Nhiều khó khăn, vướng mắc khiến việc thực hiện các dự án này rất ỳ ạch.

Vì sao Quảng Bình chưa có dự án nhà ở xã hội nào nên
Người lao động thu nhập thấp ở đô thị chủ yếu thuê nhà trọ giá rẻ để bám trụ làm việc, sinh sống ở khu vực thành phố Đồng Hới.

Nhiều vướng mắc

Hiện nay, trên toàn tỉnh Quảng Bình chưa có dự án khu nhà ở cho người thu nhập thấp nào được hình thành, mặc dù chủ trương của tỉnh và quỹ đất bố trí đã có từ nhiều năm trước, tiêu biểu như: Khu nhà ở cho người có thu nhập thấp tại phường Đồng Phú, quy mô 6,89ha, phê duyệt quy hoạch năm 2011. Khu nhà ở cho người có thu nhập thấp tại phường Bắc Lý, có quy mô 6,36ha, phê duyệt quy hoạch năm 2014.

Phòng Đô thị hạ tầng và Kinh tế xây dựng (Sở Xây dựng) cho biết: Việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, ưu tiên nhà ở cho công nhân lao động vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh. Nhà đầu tư chỉ quan tâm dự án nhà ở thương mại mà chưa có sự quan tâm nhà ở thu nhập thấp.

Ở các khu công nghiệp lớn thì vướng về quy hoạch quỹ đất dành làm nhà ở công nhân. Một số nhà đầu tư các dự án trong khu công nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng, chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân.

Đối với các dự án nhà ở thương mại, quy định phải dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội thì nhiều nhà đầu tư muốn nộp tiền thay thế để địa phương tìm quỹ đất khác đầu tư nhà ở xã hội. Qua rà soát, hiện có 5 dự án dành 20% đất ở để bố trí nhà ở xã hội, với diện tích đất ở 9,36ha, đã thi công cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Theo dự báo của Sở Xây dựng, nhà ở cho người lao động thu nhập thấp khu vực đô thị trong thời kỳ 2021 - 2030 rất lớn. Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025 có khoảng 11.500 người lao động, công nhân có nhu cầu về nhà ở; giai đoạn 2026 - 2030 có khoảng 22.000 người lao động, công nhân có nhu cầu về nhà ở.

Mức thu nhập của công nhân lao động không cao, trung bình chỉ 6-8 triệu đồng/người/tháng, khiến người lao động lựa chọn về lại nông thôn, miền núi khi nhà máy đã về nông thôn chứ ở phố không đủ chi phí lo ăn ở, lại không có thiết chế văn hóa đi kèm nên bất tiện. Vì thế mà ở các khu công nghiệp đầu tư nhà ở công nhân lao động cần có thiết chế văn hóa đi kèm, như có nhà trẻ, trường mầm non, nơi vui chơi giải trí.

Trong cuộc khảo sát gần đây của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, toàn tỉnh có 8 khu công nghiệp, với hơn 5,1 nghìn lao động thường xuyên. Nhu cầu nhà ở xã hội hiện nay của công nhân rất cao trong khi các dự án xây nhà ở xã hội chưa được triển khai.

Sẽ làm việc với từng nhà đầu tư

Theo Sở Xây dựng, số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nhà ở thu nhập thấp này đến nay còn rất ít, vì ngại các thủ tục rườm rà, lợi nhuận lại thấp. Do đó, nhiều năm nay, Quảng Bình luôn “khát” nhà ở phân khúc giá rẻ cho người lao động có thu nhập thấp.

Cùng đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận, hiện nay, thủ tục để triển khai nhà ở xã hội phức tạp hơn nhiều so với dự án nhà ở thương mại, trong khi nhà ở xã hội khống chế giá bán, lợi nhuận của doanh nghiệp, còn nhà ở thương mại thủ tục ít hơn và không bị khống chế giá bán. Vì thế, nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư nhà ở xã hội, góp phần cùng Nhà nước chăm lo cho người lao động nhưng lại ngại thủ tục.

Vì sao Quảng Bình chưa có dự án nhà ở xã hội nào nên
Các khu công nghiệp vẫn chưa có dự án nhà ở công nhân nào được đề xuất thực hiện.

Tuy Chính phủ có gói vay ưu đãi với nhà đầu tư và người mua nhà ở xã hội giá rẻ nhưng thực tế thời gian qua rất ít doanh nghiệp, người lao động tiếp cận được dòng vốn này. Đây cũng là lý do khiến giấc mơ có căn nhà giá rẻ với người có thu nhập thấp tại Quảng Bình vẫn còn xa vời.

Một số tập đoàn trên lĩnh vực bất động sản trong nước cho biết, Quảng Bình là nơi có nhiều tiềm năng để đầu tư các dự án nhà ở giá rẻ; nếu thủ tục đơn giản, tỉnh có sẵn quỹ đất sạch ở những khu vực gần khu công nghiệp để đấu thầu dự án trong giai đoạn 2023 - 2025, sẽ đến tìm hiểu, quan tâm.

Các cơ chế của Trung ương, tỉnh về đầu tư nhà ở xã hội đã có nhưng chưa thực hiện đạt hiệu quả cao, pháp luật thì chồng chéo giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở, các quy định về nhà ở cho người thu nhập thấp luôn thay đổi thiếu nhất quán. Đã đến lúc cả hệ thống chính trị, cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến địa phương cần xác định tính cần thiết của nhà ở xã hội, bởi đây là vấn đề an sinh xã hội bắt buộc trong khi phát triển kinh tế.

Nhất Linh

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Quảng Bình chưa có dự án nhà ở xã hội nào nên "hình hài"?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.