0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 14/06/2023 07:11 (GMT+7)

Vì sao miền Bắc lại gia tăng cắt điện trở lại?

Theo dõi KT&TD trên

Miền Bắc sẽ tăng cắt điện trở lại trước tình trạng báo động về thiếu điện ngày càng nghiêm trọng, nguồn nước cấp cho nhà máy thủy điện đều xuống mức rất thấp. Đồng thời việc huy động công suất lớn, liên tục nên một số tổ máy sản xuất điện vẫn gặp sự cố.

Theo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, cùng với nắng nóng quay trở lại các tỉnh phía Bắc, lượng điện tiêu thụ gia tăng rất mạnh kéo theo lượng điện tiết giảm ở các địa phương phía Bắc cao gần gấp đôi so với ngày liền kề trước đó.

Theo số liệu cập nhật mới nhất của EVN và Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), phụ tải toàn hệ thống điện ngày 12/6 đạt 817 triệu kWh. Trong đó miền Bắc ước khoảng 401,9 triệu kWh, miền Trung khoảng 76,3 triệu kWh, miền Nam khoảng 338,2 triệu kWh.

Công suất đỉnh hệ thống điện (Pmax) cũng tăng cao hơn so với ngày hôm qua. Cụ thể, công suất hệ thống đạt đỉnh vào lúc 14h30 đạt 40.039 MW.

Trong bối cảnh khó khăn về nguồn, cơ quan điện lực cho biết công suất tiết giảm điện tối đa ở miền Bắc ngày 12/6 vào khoảng 3.225 MW, con số này tăng lên so với ngày 11/6 là 2.744 MW và ngày 10/6 là 1.300 MW.

Tại cuộc họp với Tổng Công ty Đông Bắc, Tập đoàn Điện lực EVN cho biết, thời gian tới, thời tiết nắng nóng tiếp tục kéo dài ở miền Bắc, kèm theo điều kiện thủy văn không thuận lợi nên dự kiến các nhà máy nhiệt điện (than, dầu, khí) sẽ huy động rất cao để đảm bảo cung cấp điện.

Vì sao miền Bắc lại gia tăng cắt điện trở lại? - Ảnh 1
Tình trạng báo động về thiếu điện đã nghiêm trọng, nguồn nước cấp cho nhà máy thủy điện đều xuống mức rất thấp, thậm chí nhiều hồ ở mực nước chết. (Ảnh minh họa)

Theo kế hoạch cập nhật, sản lượng huy động các tháng 6, 7-2023 của các nhà máy nhiệt điện than, đặc biệt ở khu vực miền Bắc sẽ duy trì mức rất cao. Cụ thể, tổng sản lượng dự kiến huy động các nhiệt điện sử dụng than antracite của EVN trong hai tháng 6,7 là 12,33 tỉ kWh, tương ứng với nhu cầu than cần sử dụng là 6,03 triệu tấn than.

Tuy nhiên, tổng khối lượng theo hợp đồng đã ký giữa EVN với TKV và Đông Bắc là 4,388 triệu tấn, còn thiếu khoảng 1,642 triệu tấn so với kế hoạch. Trong đó, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Tổng công ty Phát điện 3) dự kiến chủ động bổ sung được khoảng 600.000 tấn trong tháng 6 và tháng 7.

Như vậy, khối lượng than còn thiếu khoảng 1 triệu tấn cho các nhà máy còn lại của EVN (khoảng 600.000 tấn trong tháng 6 và 400.000 tấn trong tháng 7).

Thêm vào đó, do hạn chế huy động các nhà máy thủy điện lớn đa mục tiêu (ngoại trừ nhà máy thủy điện Hòa Bình) để dự phòng các ngày nắng nóng sắp tới nên mực nước các hồ thủy điện đa mục tiêu đều đã trên mực nước chết tuy nhiên chưa nhiều.

Theo ông Phạm Văn Vương, Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình, hiện nước trong hồ thủy điện chỉ còn đủ chạy khoảng 12 ngày chạy hết công suất và sau đó phải dừng máy. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ hệ thống thủy điện phía Bắc sẽ gần như không tham gia sản xuất, cung ứng vào hệ thống điện.

Ngoài ra, từ tháng 5 đến nay, với tình hình khô hạn, nước về hồ rất thấp, các thuỷ điện trên hệ thống sông Đà đang đối mặt quá nhiều khó khăn. Giờ mỗi tổ máy 240 MW của thủy điện Hoà Bình đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp điện cho nền kinh tế.

Cũng theo Bộ Công Thương, nguồn nhiên liệu than cho sản xuất điện được đảm bảo. Tuy nhiên do phải huy động công suất lớn, liên tục nên một số tổ máy vẫn gặp sự cố. Trước những khó khăn về nguồn điện, miền Bắc sẽ tăng cắt điện trở lại.

Được biết, hàng năm cứ vào từ tháng 4 đầu hè, tình trạng báo động an toàn điện lại được bàn đến. Năm nay có điểm đặc biệt là khí hậu cực đoan xuất hiện, chưa bao giờ đầu hè nắng nóng đến 43 độ C.

Trong khi nguồn nước cấp cho nhà máy thủy điện đều xuống mức rất thấp, trong số 28 hồ thủy điện thì nhiều hồ ở mực nước chết. Tình trạng báo động về thiếu điện đã nghiêm trọng, nhiều nơi bị cắt điện gây xáo trộn rất lớn trong đời sống và thiệt hại kinh tế.

Theo TS Ngô Đức Lâm, nguyên Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và môi trường, Bộ Công Thương, trước mắt chưa đến mức phải công bố tình trang khẩn cấp về thiếu điện, tuy nhiên vẫn phải cẩn trọng vì bây giờ mới chỉ là giai đoan đầu của mùa hè và yếu tố cực đoan của biến đổi khi hâu có thể xảy ra.

"Cần phải huy động ngay các nhà máy năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời để chuyển tiếp đưa vào vận hành với giá tạm tính, trước khi thống nhất được giá bán điện giữa các bên. Cùng với đó phải ngay lập tức giải quyết những khó khăn vướng mắc về các quy chế, quy định kỹ thuật để hòa điện năng lượng tái tạo vào lưới điện quốc gia" - TS Ngô Đức Lâm nhận định.

Ngày 8/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra thực trạng nguồn cung điện hiện nay và những năm tới gặp nhiều thách thức, trong khi nhu cầu điện tăng cao. Việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp cấp bách để ổn định an ninh năng lượng.

Theo đó, mỗi năm toàn quốc phấn đấu tiết kiệm 2% tổng điện năng tiêu thụ; giảm tổn thất điện năng toàn hệ thống dưới 6% năm 2025; giảm công suất phụ tải của hệ thống điện quốc gia.

Cả nước phấn đấu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (tiêu thụ tại chỗ, không bán vào hệ thống điện quốc gia); hết năm 2025 tất cả đèn đường sử dụng bóng LED.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Vì sao miền Bắc lại gia tăng cắt điện trở lại?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

5 Tiệm bánh Trung thu nức tiếng Hà thành
Dù bánh Trung thu hiện đại với muôn vàn hương vị mới lạ ngày càng phổ biến, những thương hiệu bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn giữ vững vị thế, thu hút đông đảo thực khách mỗi độ thu về.
Uống trà xanh như thế nào để có sức khỏe tốt?
Trà xanh là một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày và đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó cũng có thể gây hại.
Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ trên địa bàn Hà Nội rục rịch tăng giá. Trong đó, các loại rau ăn lá và rau gia vị có mức giá tăng mạnh nhất.
“Solo Economy”: Động lực mới của ngành F&B
Xu hướng sống độc thân đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng. Ngành F&B, vốn dĩ tập trung vào phục vụ các gia đình truyền thống, đang phải nhanh chóng thích nghi để nắm bắt cơ hội từ "nền kinh tế độc thân" đang lên.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).