0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 05/10/2024 20:43 (GMT+7)

Vi phạm sử dụng đất trồng lúa bị phạt tới 200 triệu; lấn, chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng. Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng.

QUY ĐỊNH MỚI: Vi phạm sử dụng đất trồng lúa bị phạt tới 200 triệu; lấn, chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng

Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (bao gồm: hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện), hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, đối tượng bị xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng

Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với từng trường hợp sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. 

Cụ thể, hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp bị phạt tiền từ 2 - 30 triệu đồng; 

Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 3-150 triệu đồng; 

Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 20-200 triệu đồng tùy theo diện tích đất vi phạm.

Nghị định nêu rõ hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì hình thức và mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt tương ứng với quy định trên.

Nghị định quy định hành vi sử dụng các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt từ 20-100 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng

Bên cạnh đó, Nghị định quy định rõ mức phạt đối với các hành vi lấn đất và chiếm đất.

Cụ thể, hành vi lấn đất hoặc chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý, được thể hiện trong hồ sơ địa chính thuộc địa giới hành chính của xã hoặc các văn bản giao đất để quản lý bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm. (*)

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp (không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất) không thuộc trường hợp (*) kể trên mà thuộc địa giới hành chính của xã thì cũng bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp (*) mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng.

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp không thuộc trường hợp (*) mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng.

Nghị định quy định rõ đối với hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định ở trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

Mức phạt từ 10-500 triệu đồng đối với hành vi sử dụng đất mà Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng người được giao đất, cho thuê đất chưa được bàn giao đất trên thực địa.

Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.

Quy định trên có hiệu lực từ ngày 4/10/2024.

Bạn đang đọc bài viết Vi phạm sử dụng đất trồng lúa bị phạt tới 200 triệu; lấn, chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
Ngày 4/10/2024, tại Thái Bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Bình đồng hành cùng Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé” cho hơn 300 phụ nữ tỉnh Thái Bình.
Thông tin mới nhất vụ Cây xanh Công Minh, Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An
Chiều 4/10, tại họp báo Bộ Công an, đại diện các Cục nghiệp vụ của Bộ đã thông tin về tiến độ điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn cây xanh Công Minh (Công ty Công Minh), vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, vụ Tập đoàn Thuận An và vụ án liên quan đến dự án Sài Gòn Đại Ninh.
Những cây còn bầu bọc rễ sẽ dễ gãy, đổ khi có gió to
Tại cuộc Họp báo quý III/2024 của UBND Thành phố Hà Nội, vấn đề cây xanh trên địa bàn Thủ đô bị gãy, đổ sau bão Yagi, đặc biệt là tình trạng cây xanh được trồng còn nguyên bầu bọc rễ là nội dung được nhiều cơ quan báo chí quan tâm.

Tin mới

Khám phá hương vị cốm non từ trà móc câu Thái Nguyên
Trà móc câu Thái Nguyên nổi bật với hương thơm cốm non đặc trưng, mang đến trải nghiệm thưởng trà thanh khiết và tinh tế. Với quy trình chế biến công phu, loại trà này không chỉ hấp dẫn vị giác mà còn tốt cho sức khỏe, đại diện cho đẳng cấp trà Việt.
Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
Ngày 4/10/2024, tại Thái Bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Bình đồng hành cùng Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé” cho hơn 300 phụ nữ tỉnh Thái Bình.